Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chống ngập đô thị - nhìn từ bài học thành phố Đà Nẵng (bài 2)

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt

Tần suất những trận mưa cực đoan có chiều hướng gia tăng dày hơn. Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa cho việc ứng phó với ngập lụt.
Thành phố Đà Nẵng ngập sâu, do đâu?

Gia tăng mưa cực đoan

Là người nhiều năm nghiên cứu về tình hình ngập lụt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo Tiến sĩ Lê Hùng – Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, trong vòng 10 năm trở lại đây (năm 2013 – nay) đã xuất hiện 5 trận mưa trên 89 mm/1 giờ, trên 148 mm/3 giờ. Trong khi đó, trước năm 2013, chưa có trận mua nào xảy ra như vậy (trận mưa 1 giờ lớn nhất là năm 1999 với lượng mưa 54,6 mm; mưa 3 giờ lớn nhất năm 2009 là 125,7 mm). Đợt mưa lũ vừa qua là lần thứ 2 trong 4 năm kể từ 2018 đến nay xảy ra trận mưa cực đoan. Điều đó cho thấy tần suất trận mưa cực đoan xuất hiện ngày càng dày hơn; lượng mưa ngày càng lớn hơn (lượng mưa 1 giờ và 3 giờ lớn nhất trong đợt mưa lũ vừa qua gấp 1,5 lần lượng mưa trong thời gian tương tự năm 2018).

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt
Tần suất những trận mưa cực đoan với lượng mưa cao đột biến có chiều hướng gia tăng (Ảnh: Ngập tại quận Thanh Khê lúc 19h tối 14/10)

Tiến sĩ Lê Hùng cho biết, số liệu lượng mưa 1 giờ, 3 giờ và 6 giờ lớn nhất thống kê từ năm 1976 – 2018 cho thấy năm 2022, lượng mưa 1 giờ vượt tần suất 0,2% (chu kỳ 500 năm xảy ra 1 lần), lượng mưa 3 giờ vượt 0,1% (chu kỳ 1.000 năm xảy ra một lần), và lượng mưa 6 giờ xấp xỉ 0,2% (chu kỳ 500% xảy ra 1 lần). Vì vậy, từ trận mưa bất thường vừa qua thành phố phải làm rõ được những bất cập về hạ tầng. “Không phải để quy trách nhiệm, mà để chính quyền thành phố, những nhà quản lý, quy hoạch có giải pháp và sự chuẩn bị cho tương lai để ứng phó với những trận mưa cực đoan có thể xuất hiện nhiều hơn, tránh cho thành phố bị “đánh úp” và hoàn toàn “thất thủ” như đợt mưa lũ vừa qua.

Đồng tình với quan điểm này, theo TSKH. KTS. Ngô Viết Nam Sơn, thành phố Đà Nẵng là đô thị biển, vì vậy cần có kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. “Nhưng cơn mưa vừa rồi chưa phải là biến đổi khí hậu, mật độ đô thị tại thành phố chưa cao, mà đã ngập như vậy. Trong tương lai, thành phố chắc chắn còn phải đối mặt với những trận mưa có thể lớn hơn nữa. Trận mưa lớn này chưa phải là ngưỡng. Tức là phải có sự tính toán, ứng phó lâu dài”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định và cho rằng thành phố phải có sự chuẩn bị thật tốt để việc ứng phó với những trận mưa cực đoan hiệu quả hơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Về lâu dài, thành phố Đà Nẵng phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, trong đó, đầu tư bài bản hệ thống thoát nước; cần kết hợp làm tốt công tác dự báo, thực hiện tốt hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra do đặc thù địa phương ven biển, tiềm ẩn nhiều thiên tai.

Phải đánh giá lại hệ thống thoát nước thành phố

Theo Tiến sĩ Lê Hùng, thành phố Đà Nẵng phải đánh giá kỹ các công trình thoát nước hạ tầng khi xây dựng mới. Bên cạnh đó, đánh giá lại các hiện trạng và quy hoạch thoát nước, thoát lũ của thành phố. Ngoài việc xác định một số điểm ngập sau mỗi lần mưa cần đánh giá khả năng chịu đựng tối đa của khu vực là bao nhiêu mm. Để tăng khả năng thoát nước cần xác định ưu tiên đầu tư những công tình xây dựng nào theo từng giai đoạn. Ngoài ra, cần tuyển dụng được người tài trong công tác ứng phó với thiên tai; cập nhật liên tục các cảnh báo thiên tai, các vị trí có nguy cơ ngập nặng để thông tin rộng rãi cho người dân nắm được thông tin.

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt
Mạng lưới thoát nước mưa theo quy hoạch đến năm 2030 tại Đề án điều chỉnh quy hoạch thành phố giai đoạn 2021 - 2030, tâm nhìn 2050 đã được phê duyệt

GS.TS. Nguyễn Thế Hùng – Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cho rằng thành phố phải rà soát, đánh giá lại hệ thống thoát nước của thành phố bao gồm cả tiêu chuẩn về kích thước, độ dốc của hệ thống thoát nước. Thường xuyên theo dõi, nạo vét để không cản dòng chảy, làm chậm tốc độ thoát nước.

Ngoài ra, thành phố phải nghiêm túc xem xét lại vai trò của các hồ điều tiết nước. “Thành phố Đà Nẵng có nhiều hồ điều tiết tự nhiên nhưng dần bị thu hẹp và san lấp. Ví dụ như hồ Thạc Gián, hồ Bàu Tràm, hồ Vàng… Việc thu hẹp diện tích sẽ làm khả năng điều tiết nước giảm xuống. Đô thị hóa, bê tông hóa làm khả năng rút nước tự nhiên mất đi”, GS.TS. Nguyễn Thế Hùng nói.

Quy hoạch phải chuẩn bị dư địa để ứng phó với việc ngập lụt

Nói về giải pháp khắc phục ngập lụt cho thành phố Đà Nẵng, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn khẳng định “Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với việc ngập lụt”.

Trên thực tế, mật độ xây dựng tại thành phố Đà Nẵng chưa phải là cao. Thành phố vẫn đang đô thị hóa mạnh mẽ. Trong tương lai gần Đà Nẵng còn có mật độ xây dựng, đô thị cao hơn nhiều hiện tại. Sẽ có thêm nhiều công trình cao tầng, thậm chí là bê tông hóa. Như vậy, quy hoạch cần chuẩn bị dư địa cho việc ứng phó với ngập lụt.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuẩn bị về quy hoạch để ứng phó với việc ngập lụt đó là phải tăng không gian xanh bao gồm ở khu vực đồi núi với đồng bằng nên có những vành đai xanh rừng để giữ nước lại, cản tốc độ nước từ trên núi đổ xuống. Cùng với đó, là tăng không gian xanh công viên thành phố. Hiện giờ, diện tích công viên tại thành phố Đà Nẵng khá thấp, cần thiết phải bổ sung. Trong quy hoạch phải tăng diện tích công viên. Các công viên có vai trò khi mưa lớn, hạ tầng không kham nổi thì nước đổ vào công viên, thẩm thấu xuống đất, bổ sung nước ngầm. Một mặt giảm xâm nhập mặt, một mặt giảm ngập.

“Hiện tại Đà Nẵng đang thiếu công viên, thiếu không gian rừng. Đừng tham lam xây dựng đô thị nhiều quá mà phải có không gian rừng để giữ nước, có đồi núi để ngăn nước chảy xuống nhanh. Dưới đồng bằng thì phải có công viên kết hợp với hồ nước”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn khuyến nghị.

Song song với không gian xanh, cần nghiên cứu những hệ thống kênh rạch làm không gian cho nước. Đặc biệt chú ý đến bổ sung các hồ điều tiết. Đối với những khu vực đô thị đã làm kín hết thì tương lai xa phải tính đến xây dựng các hồ điều tiết ngầm để thu nước.

Phải hoàn thiện, nâng cấp dần dần hệ thống hạ tầng thoát nước đối với đô thị cũ (đã xây dựng), giám sát chặt chẽ việc xây dựng hạ tầng thoát nước ở các khu đô thị mới.

Khi có những trường hợp mưa cực đoan như thời gian qua, thậm chí mưa lớn hơn thì sẽ phải chuẩn bị những không gian cho nước để hút nước về đó. Ở những vị trí các con đường bị ngập gần các hồ điều tiết thì nước về hồ điều tiết đường sẽ hết ngập. Đó là một kinh nghiệm.

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt
Theo TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn, đợt ngập lụt vừa qua là một cảnh báo cần thiết để thành phố Đà Nẵng có sự chuẩn bị bài bản hơn ứng phó hiệu quả với ngập lụt đô thị trong tương lai (Ảnh: Hầm chui Điện Biên Phủ ngập nước trong đợt mưa lũ hôm 14/10)

Trong tương lai, để giảm tác hại của biến đổi khí hậu sẽ có những đô thị phải quy hoạch chiều cao nền của đô thị đủ cao và không gian nước. Đợt ngập lụt vừa rồi tại thành phố Đà Nẵng là một cảnh báo cần thiết để các thành phố có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

“Đà Nẵng ngập vừa qua là một điều đáng tiếc, nhưng cũng là điều may mắn cảnh báo cho biết Đà Nẵng trong có thể ngập hơn để thành phố có sự đầu tư, chuẩn bị bài bản hơn ứng phó hiệu quả với ngập lụt đô thị”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn nói.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021:

Thành phố Đà Nẵng hiện có 31 hồ điều tiết nước, chủ yếu là hồ nhỏ (có diện tích từ 1,4 – 6,9 ha). Hồ điều tiết lớn nhất hiện tại là hồ Bàu Tràm (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) với diện tích 48,6 ha.

Thành phố Đà Nẵng sẽ xem xét, đánh giá đúng mức lại vai trò của các hồ điều tiết. Trong đó nhấn mạnh, cần có nghiên cứu sâu về vấn đề này và xem xét tăng cường mạng lưới hồ điều tiết nước.

Để giảm quy mô và lưu lượng mạng lưới thoát nước mưa việc cần thiết là xây dựng các hồ điều hoà (bao gồm cả cải tạo hồ hiện trạng và xây dựng mới) trong từng lưu vực và đảm bảo tuân thủ theo vị trí các hồ quy hoạch trong đồ án điều chỉnh quy hoạch.

Hiện nay khu vực huyện Hòa Vang bị ngập lụt rất nhiều vị trí trong khi quy hoạch chung 2013 chưa nghiên cứu sâu khu vực này. Cần phải kiểm tra, đánh giá lại cho khu vực này đặc biệt là ảnh hưởng của phát triển đô thị và các tuyến đường giao thông như cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đường Vành đai phía Tây.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cảnh báo lũ quét do mưa lũ vẫn ở mức cao từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi hôm nay 6/11

Cảnh báo lũ quét do mưa lũ vẫn ở mức cao từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi hôm nay 6/11

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ mới nhất hôm nay 6/11 từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục, vùng núi Bắc Bộ trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục, vùng núi Bắc Bộ trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ trời rét. Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục có nơi trên 200mm.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Gió Đông Bắc hoạt động mạnh, mưa dông, biển động, sóng lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Gió Đông Bắc hoạt động mạnh, mưa dông, biển động, sóng lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 4-6m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 6/11/2024: Hà Nội ban ngày nhiệt độ tăng, có mưa vài nơi, đêm lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 6/11/2024: Hà Nội ban ngày nhiệt độ tăng, có mưa vài nơi, đêm lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội hôm nay 6/11, Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Ban ngày nhiệt độ tăng
Tuyên Quang: Triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuyên Quang: Triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Theo kế hoạch 67 về việc tổ chức chăm lo Tết 2025 cho người lao động, Công đoàn Hà Nội sẽ hỗ trợ tiền vé xe cho 5.000 công nhân về quê đón Tết.
Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Chiều ngày 5/11, UBND thành phố Hà Nội sơ kết 1 năm Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công và triển khai tổng kiểm kê tài sản công.
Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Đợt mưa lớn bắt đầu từ ngày 3/11 đến hôm nay đã làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã tại các huyện miền núi Minh Hoá, Tuyên Hoá của tỉnh Quảng Bình.
Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Thời gian gần đây, các địa phương trên địa bàn TP. Hải Phòng đồng loạt tổ chức các tuyến phố văn hóa, nghệ thuật đường phố, ẩm thực về đêm, mang sức hút mới.
Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh của cử tri về việc thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng gửi đến kỳ họp Quốc hội khóa XV.
Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, nếu nâng tuổi phục vụ tại ngũ của cấp tướng lên 62 thì cấp Đại tá không còn đủ tuổi lên tướng.
Bộ Y tế bác thông tin

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Bộ Y tế cho rằng, lập luận thiếu cơ sở khoa học đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị đến năm 2035.
Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Vẫn là những chiêu trò xem trước rủi ro trong tương lai nhưng các thầy bói, cô đồng online trên mạng xã hội vẫn lừa đảo được rất nhiều nạn nhân mới.
Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Công điện số 8846/CĐ-BCT ngày 4/11 về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung.
Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2024/NĐ-CP quy định mới về thời gian thực hiện thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino.
7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

7.200 người dân tại hai tỉnh Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn được hưởng lợi từ Dự án “Nước là sự sống” do Nhật Bản tài trợ.
Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11: Bắc Bộ nằm trọn trong không khí lạnh tăng cường, vùng núi trời rét dưới 16 độ. Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm
Quảng Bình: Di dời 38 hộ dân khẩn cấp trước nguy cơ sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời 38 hộ dân khẩn cấp trước nguy cơ sạt lở đất

Chính quyền địa phương đã di dời 38 hộ dân ra khỏi khu vực đồi Cây Sường thuộc thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trước nguy cơ sạt lở đất.
Lai Châu: 20 cháu nhỏ ở huyện Tam Đường nhập viện, nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Lai Châu: 20 cháu nhỏ ở huyện Tam Đường nhập viện, nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Sáng nay (5/11), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu tiếp nhận 20 bệnh nhân nghi ngờ ăn nhầm thuốc diệt chuột.
Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025

Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025

Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025.
Nhiều người bất lực nhìn nhà mới mua gần 5 tỷ ở Hà Nội bị sập

Nhiều người bất lực nhìn nhà mới mua gần 5 tỷ ở Hà Nội bị sập

Phát hiện dấu hiệu bất thường, mọi người trong ngôi nhà mới mua gần 5 tỷ đồng (ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) chạy ra ngoài, bất lực nhìn căn nhà sập
Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Từ tháng 12/2024, TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương được giao thực hiện nhiệm vụ làm người phát ngôn của Bộ TT&TT.
Hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”

Hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”

Sáng ngày 5/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động