Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quý I/2020: GDP duy trì tăng trưởng, tăng 3,82%

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tác động của dịch Covid-19, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tăng trưởng âm, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019.  

Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội quý I/2020 do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức chiều ngày 27/3.

quy i2020 gdp duy tri tang truong tang 382

GDP tăng 3,82%

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu là phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân thì nền kinh tế nước ta trong quý I tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm, đạt 3,82% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.” – ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08% (đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15% (đóng góp 58,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, tuy đạt mức tăng không cao nhưng vẫn đóng vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế quý I năm nay; khu vực dịch vụ tăng 3,27% (đóng góp 41,4%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,69%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%.

Đáng lưu ý, trong quý I, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô giảm mạnh.

Tuy nhiên, vẫn có một số ngành là điểm sáng, ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) – cho biết, một số ngành công nghiệp tăng trưởng tốt như hóa dược liệu; ngành than cốc và dầu mỏ tinh chế; ngành sản xuất linh kiện điện tử.

Sở dĩ các ngành này vẫn tăng trưởng tốt do Samsung cho ra đời điện thoại thế hệ mới, giúp tiêu thụ tốt. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chuyển nhà máy sản xuất vào Việt Nam, như LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng...- ông Phạm Đình Thúy nhấn mạnh.

Cũng do tác động của dịch Covid-19, kim ngạch xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Theo đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2020 đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 0,5%, nhập khẩu giảm 1,9%; xuất siêu quý I năm nay ước tính đạt 2,8 tỷ USD.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá xăng dầu thế giới giảm, nguồn cung gia cầm dồi dào cũng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước. Đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Đỗ Thị Ngọc – Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), CPI tháng 3 và quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Tỷ giá thương mại hàng hóa lần đầu tiên giảm trong 3 năm gần đây, phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không được thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế Việt Nam năm 2020 đối mặt với nhiều khó khăn, theo ông Nguyễn Bích Lâm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức lớn, cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các thực thể trong nước trong giai đoạn khó khăn này.

“Ngay từ đầu năm, Tổng cục Thống kê đã xây dựng kịch bản tăng trưởng, dựa trên độ mở, bối cảnh hiện hành và phù hợp năng lực. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2, có dịch bệnh, chúng tôi đánh giá thiệt hại tới các ngành, từ đó điều chỉnh kịch bản theo từng ngành. Ngay trong quý 1 đã 3, 4 lần cập nhật kịch bản. Sau khi có kết quả GDP quý 1, Tổng cục Thống kê đã khẩn trương làm lại kịch bản tăng trưởng, theo 2 kịch bản. Kịch bản 1, nếu dịch kéo dài hết quý 2 thì tăng trưởng trên 5%. Kịch bản 2 là dịch kéo dài sang quý 3, thì vẫn tăng trưởng 5%, nhưng thấp hơn kịch bản 1. Tuy nhiên, tăng trưởng 6,8% khó đạt được trong tình hình hiện nay ”- ông Nguyễn Bích Lâm cho biết.

Với kịch bản tăng trưởng thấp hơn so với mục tiêu đề ra, có ý kiến cho rằng liệu có điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng hay không? Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, quan điểm của Tổng cục Thống kê là mục tiêu này có từ khi chưa có dịch bệnh. Khi dịch xảy ra trên toàn thế giới, nếu tăng trưởng GDP trên 5% đã là thành công rực rỡ. “Trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm, chúng ta tăng trưởng dương đã là thành công, rất đáng tự hào. Nên quan điểm của chúng tôi là không nên điều chỉnh mục tiêu, không cần thiết đổi mục tiêu. Quan trọng là chúng ta nỗ lực hết sức, thực hiện đồng bộ giải pháp.”- ông Nguyễn Bích Lâm khẳng định.

Một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Thực tế, trong quý I vừa qua, Chính phủ đã quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, với vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước quý I đạt mức tăng khá, 13,2% kế hoạch năm mặc dù kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 cao hơn 18% so với năm 2019 và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. “Như vậy, tháo gỡ về thể chế sẽ tháo gỡ được giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân 1% vốn đầu tư công sẽ làm cho GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tháo gỡ nút thắt sẽ nâng tăng trưởng kinh tế”- ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Bích Lâm, thời gian tới, Chính phủ cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Đồng thời, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, không để phát sinh ổ dịch mới, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi lớn, có kỹ thuật, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh đầu tư tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và giảm giá thịt lợn góp phần kiểm soát lạm phát. Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi tiến hành hội đàm.
Bộ Chính trị chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Chính trị chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến và chỉ đạo những việc cần làm để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến mục tiêu tăng trưởng 7% của Việt Nam trong năm 2024.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu đánh giá nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu đánh giá nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Ngay sau khi nhận tin báo vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, sáng nay (9/9) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Vụ sập cầu Phong Châu: Nhân chứng kể lại phút giây kinh hoàng, cố gắng giành giật sự sống

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhân chứng kể lại phút giây kinh hoàng, cố gắng giành giật sự sống

Thời điểm vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) xảy ra, một số nạn nhân đã may mắn thoát chết trong gang tấc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sáng 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.
Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Trước khi cầu Phong Châu sập, vào năm 2022, cử tri Phú Thọ từng có kiến nghị thay thế cây cầu này. Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến về việc này.
Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và giảm qua các năm

Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và giảm qua các năm

Sáng 9/9,Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến năm 2023” làm việc với Chính phủ.
Phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình

Phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình

Do ảnh hưởng của bão số 3, thượng nguồn và trên địa bàn Hải Dương những ngày qua có mưa to, trên diện rộng nên lũ trên hệ thống sông Thái Bình đang lên nhanh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an điều động, phân công nhiều chức danh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an điều động, phân công nhiều chức danh

Tuần qua, Bộ Chính trị, Bộ Công an cùng nhiều bộ, ngành, địa phương đã điều động, phân công nhiều nhân sự chủ chốt.
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo hỗ trợ Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh xin được tự chủ ngân sách.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp giúp Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp giúp Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để Quảng Ninh sớm khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra cần sự vào cuộc của cả bộ máy và cần cơ chế hỗ trợ đặc thù cho tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 10/10 nhà máy phát điện ở Đông Bắc đã có thể cấp điện trở lại

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 10/10 nhà máy phát điện ở Đông Bắc đã có thể cấp điện trở lại

Tối ngày 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Lãnh đạo TP. Hải Phòng về công tác khắc phục bão số 3.
Công điện của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường sau bão số 3

Công điện của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường sau bão số 3

Chiều tối ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công điện về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3
Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3

Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3

Thủ tướng Chính phủ biểu dương ngành Công Thương, Công an, Quân đội... và các địa phương trong chỉ đạo ứng phó, phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Bộ trưởng Bộ Công Thương tháp tùng Thủ tướng kiểm tra khắc phục thiệt hại bão số 3 tại Quảng Ninh

Bộ trưởng Bộ Công Thương tháp tùng Thủ tướng kiểm tra khắc phục thiệt hại bão số 3 tại Quảng Ninh

Chiều 8/9, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương và lãnh đạo các bộ, ngành đã trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh.
Người dân Hà Nội hỗ trợ lực lượng chức năng khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Người dân Hà Nội hỗ trợ lực lượng chức năng khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sáng 8/9, người dân tại nhiều khu vực của Hà Nội đã tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng dọn dẹp đường phố, khắc phục hậu quả sau bão Yagi.
Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), gió giật mạnh và mưa lớn, điểm đến khu du lịch Tam Đảo đã có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm, gây cản trở giao thông.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Trước những diễn biến do Bão số 3 gây ra, sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị triển khai đánh giá công tác ứng phó và các biện pháp khắc phục.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân là 3 nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp khắc phục bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, sau khi bão đã đi qua, các địa phương cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc.
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều nay 7/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động