Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quyết liệt ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hoá

Từ vị trí địa chính trị thuận lợi, độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam và diễn biến phức tạp trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhiều quốc gia đã lợi dụng tình hình này để gian lận xuất xứ hàng hoá (C/O) Việt Nam nhằm trốn tránh các biện pháp trừng phạt và hưởng ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có giải pháp đồng bộ, tổng thể.

Gian lận C/O ngày càng phức tạp

Theo đại diện Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), thời gian gần đây, tình trạng hàng hoá gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi nước ngoài hưởng ưu đãi thuế quan hoặc lẩn tránh các biện pháp trừng phạt, lẩn tránh thuế cao ngày càng diễn biến phức tạp. Trong đó, Hoa Kỳ và EU là những thị trường dễ phát sinh các trường hợp gian lận thương mại nhất.

quyet liet ngan chan gian lan xuat xu hang hoa
Ngoài sản phẩm tôn mạ xuất khẩu và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam, nhiều mặt hàng có nguy cơ bị các quốc gia nhập khẩu áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp do nghi ngờ về xuất xứ. Ảnh minh hoạ

Theo đó, các hành vi lẩn tránh rất phổ biến, đa dạng với quy mô khác nhau, từ việc doanh nghiệp chuyển toàn bộ hoặc một phần dây chuyền sản xuất sang Việt Nam hoặc nhập khẩu một phần nguyên liệu sản xuất, linh kiện lắp ráp tại Việt Nam để hoàn thiện sản phẩm, sau đó lấy xuất xứ “Made in Vietnam” để xuất khẩu hàng hoá đi các quốc gia khác.

Ngoài nguyên nhân như đã nói trên, còn có nguyên nhân từ việc nhiều doanh nghiệp đã cố tình cung cấp hồ sơ giả mạo để xin C/O hay làm C/O giả hoặc hoặc thành lập doanh nghiệp để xuất khẩu trong thời gian ngắn rồi giải thể.

Hậu quả của tình trạng này đã khá rõ ràng, đó là các nước nhập khẩu đã và đang siết chặt quản lý hàng hoá xuất xứ Việt Nam, thậm chí “thẳng tay” áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Điển hình nhất là vừa qua, với cáo buộc các sản phẩm tôn mạ xuất khẩu và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm lẩn tránh thuế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định áp thuế "kép" chống bán phá giá lẫn chống trợ cấp.

Cụ thể, Hải quan Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thu tiền đặt cọc đối với hai sản phẩm nói trên của Việt Nam, đồng thời áp dụng mức tiền cọc tương đương với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Đài Loan - vốn đã bị Mỹ áp thuế từ năm 2016.

Một điều kiện “có vẻ công bằng” là Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam không mất tiền đặt cọc nếu chứng minh tôn mạ và thép cán nguội không sử dụng từ thép cán nóng của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Còn trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ quốc gia nào thì phải chịu mức thuế mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Trung Quốc nhằm tránh trường hợp trốn thuế.

Tuy nhiên, việc đưa ra điều kiện này càng khẳng định, dù vẫn mở cửa cho hàng hoá từ Việt Nam, song các quốc gia nhập khẩu lớn luôn “nghi ngờ” khả năng giả mạo xuất xứ hàng hoá từ Việt Nam khi xuất khẩu vào quốc gia mình.

Chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ

Trước thực trạng gian lận C/O Việt Nam đang gia tăng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" với mục tiêu lớn là nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các FTA đã ký kết.

Đặc biệt, Đề án còn nhắm đến mục tiêu ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), trong đó có hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu; bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế; bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Giải pháp chủ yếu của Đề án là tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; nâng cao nhận thức, hiệu quả thực thi quy định pháp luật về phòng vệ thương mại, xuất xứ, hải quan, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa trên phạm vi toàn quốc; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một thị trường cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại...

Ngành hải quan chủ động vào cuộc

Khẳng định không phải đến thời điểm này ngành Hải quan mới có các biện pháp ngăn chặn tình trạng gian lận C/O Việt Nam, ông Nguyễn Phi Hùng - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) - cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã sớm xây dựng kế hoạch đấu tranh toàn diện, cụ thể để phát hiện, phòng chống, xử lý những hành vi hàng hóa nước ngoài lợi dụng C/O Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho lực lượng hải quan tại các cửa khẩu tổ chức kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chặt chẽ để kịp thời phát hiện những lô hàng có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, lãnh đạo Tổng cục Hải quan giao Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan phân tích, đánh giá những mặt hàng có kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng đột biến trong thời gian qua để có kế hoạch theo dõi chặt chẽ.

Đặc biệt, Cục Kiểm tra sau thông quan được yêu cầu tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp có nguy cơ cao về gian lận C/O, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có hợp tác với người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực gia công.

Thu thập thông tin tình báo hải quan từ xa, phối hợp với cơ quan Hải quan các nước để xác định những doanh nghiệp, cơ sở từ bên ngoài có móc nối với doanh nghiệp trong nước thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh để lợi dụng C/O của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đi các nước cũng là biện pháp đang được ngành Hải quan tích cực triển khai bên cạnh việc tập trung điều tra, phát hiện “doanh nghiệp ma”, doanh nghiệp bình phong của các đối tượng nước ngoài để thực hiện hành vi đưa hàng thành phẩm từ nước ngoài về Việt Nam sau đó cắt nhãn mác nước ngoài để gắn nhãn mác, C/O Việt Nam, hoặc đặt hàng thành phẩm ở nước ngoài đưa về nước ta để tiếp tục xuất đi nước thứ ba để xử lý, kể cả xử lý hình sự.

Tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục Hải quan, để ngăn chặn, xử lý hiệu quả vấn đề gian lận C/O, ngoài nỗ lực của cơ quan Hải quan cần sự vào cuộc đồng bộ từ cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý có liên quan. Trong đó, các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... cần sớm hoàn thiện các quy định và quy trình cấp C/O đối với hàng hoá xuất xứ Việt Nam.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Phòng vệ thương mại: Tập trung tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại

Cục Phòng vệ thương mại: Tập trung tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại

Thành lập vào năm 2017, Cục Phòng vệ thương mại tập trung thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Giải pháp nào cho ngành cà phê trước yêu cầu EU không nhập khẩu sản phẩm từ nơi rừng bị tàn phá

Giải pháp nào cho ngành cà phê trước yêu cầu EU không nhập khẩu sản phẩm từ nơi rừng bị tàn phá

Bắt đầu từ ngày 31/12/2024 tới đây, châu Âu (EU) sẽ không nhập khẩu những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận nhiều người mua, đem lại doanh thu cao dù mức đầu tư thấp.
Canada ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada ban hành kết luận cuối cùng đối với vụ việc điều tra chống bán phá giá mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Việt Nam (WR 2024 IN).
Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng băng chuyền từ Việt Nam

Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng băng chuyền từ Việt Nam

Thổ Nhĩ Kỳ ban hành thông báo gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng băng chuyền có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng cục Hải quan: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu hàng giả trong những tháng cuối năm 2024

Tổng cục Hải quan: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu hàng giả trong những tháng cuối năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa ra văn bản về việc tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong những tháng cuối năm 2024.
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.
Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia giao thương tại Hà Nội

Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia giao thương tại Hà Nội

Sự kiện giao thương trực tiếp (1:1) giữa đoàn doanh nghiệp Khu Thương mại Tự do Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam diễn ra ngày 10/9, tại Hà Nội.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Lùi thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá với thép cán nóng

Lùi thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá với thép cán nóng

Bộ Công Thương gia hạn thời gian nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Chính phủ Ấn Độ gia hạn áp thuế chống trợ cấp đến 30% đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam thêm 5 năm.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Triển lãm Vietstock 2024:  Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

Triển lãm Vietstock 2024: Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

Triển lãm Vietstock 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11/10/2024, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động