Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 01:25
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Rời rạc, đơn lẻ là thua

Hiện nay, gần như đã đầy đủ nhà máy của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam. Đây chính là cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, nếu không tăng cường hợp tác, liên kết, doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ khó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp nỗ lực thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ và nhân lực

Lợi ích từ liên kết

Công ty Cổ phần Công nghệ và thương mại Systech hiện đang cung cấp linh kiện cho khoảng 300 khách hàng là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); trong đó có các khách hàng lớn như Samsung, Canon, Brother. Để có được thành công này, ông Đào Duy Luận - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech - cho biết, từ năm 2015, công ty đã chuyển hướng liên doanh với các đối tác là DN của Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản sản xuất linh kiện tại Việt Nam. Việc liên kết hợp tác đã giúp các bên phát huy lợi thế của nhau. "Đặc biệt, thông qua việc liên doanh, đối tác Malaysia đã chuyển giao máy móc, công nghệ cho Systech để sản xuất các loại túi có màng nhôm, chống ẩm dành cho ngành công nghiệp điện tử" - ông Đào Duy Luận nói.

Một dẫn chứng khác, để có được số lượng nhà cung ứng đáp ứng yêu cầu, từ tháng 9/2015 đến giữa năm 2016, Samsung đã triển khai Chương trình tăng cường năng lực cho các nhà cung ứng Việt Nam, thông qua việc cử chuyên gia từ Hàn Quốc sang trực tiếp hỗ trợ cho 9 công ty Việt Nam trong 3 tháng. Nhờ nhận được sự tư vấn cải tiến của Samsung, Công ty Golsun có tỷ lệ hàng tồn kho giảm 60%, tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỷ lệ sản xuất chính xác tăng từ 0% lên 94%; Công ty Mida hiệu suất tổng hợp thiết bị tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỷ lệ hàng tồn kho giảm 54%...

Đó là những câu chuyện cho thấy hiệu quả của việc đẩy mạnh liên kết giữa các DN trong nước với nước ngoài, giữa DN xuất khẩu với các DN cung cấp đầu vào trong nước. Thực tế, đã có rất nhiều linh kiện chi tiết mà DN nội làm được nhưng không thể cạnh tranh về giá thành với các DN trong chuỗi cung ứng khác, nguyên nhân là do nội lực còn yếu và thiếu liên kết. Theo thống kê, các DN FDI chiếm 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 (244 tỷ USD). Tuy nhiên, phần lớn DN FDI liên kết với nhà cung cấp nước ngoài. Trong khi đó, DN vừa và nhỏ chiếm 98% số DN tại Việt Nam nhưng chỉ có 21% số DN này liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài.

Nỗ lực gắn kết doanh nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ DN CNHT phát triển mạnh mẽ, bền vững, đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và thế giới, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ DN Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là kết nối DN CNHT tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia và đối tác toàn cầu.

Cụ thể, trong lĩnh vực điện tử, Bộ Công Thương đã phối hợp với Samsung tìm kiếm các DN CNHT của Việt Nam có đủ trình độ để tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung; triển khai Chương trình hợp tác đào tạo 200 chuyên gia tư vấn người Việt Nam có đủ năng lực để tư vấn và đào tạo lại cho DN cung ứng trong ngành CNHT của Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Công Thương đều thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực của các DN CNHT và hỗ trợ DN tham gia chuỗi cung ứng cho DN sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam…

Tuy nhiên, các DN cũng cần chủ động hơn nữa trong việc liên kết, nỗ lực thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ và nhân lực. Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội - cho rằng, đối với ngành CNHT, bắt buộc phải liên kết với các DN FDI - khu vực đang đóng góp 65% xuất khẩu cho Việt Nam, để học cách thiết kế, chế tạo, tiếp thu công nghệ nguồn…

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội:

Chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với UNBD TP. Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương đưa DN CNHT đi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc - nơi có nền CNHT phát triển mạnh - để kêu gọi đầu tư, kinh doanh, liên kết.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy