Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 22:44

Sản phẩm may mặc Việt Nam được chào đón tại Pháp

Từ ngày 14-17/9/2015, trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2015, 11 doanh nghiệp dệt may tiêu biểu của Việt Nam đã tham gia Hội chợ World Apparel Sourcing Paris do Công ty Tổ chức hội chợ quốc tế Messe Frankfurkt và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp tổ chức.

Tuy còn khiêm tốn về số lượng so với các cường quốc dệt may khác nhưng những mẫu mã sản phẩm may mặc Việt Nam rất đẹp mắt. Các sản phẩm thời trang mùa hè của Công ty Thái Sơn và quần áo trẻ em của Công ty Babeeni do dàn người mẫu Pháp trình diễn trên sàn catwalk được đông đảo người xem và các phóng viên thời trang đánh giá cao.

Nhân dịp này, Hiệp hội châu Âu - Việt Nam (European Vietnam Association) đã phối hợp với Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức một hội nghị nhỏ về ngành dệt may Việt Nam. Ông Jean Francois Limantour, Chủ tịch hiệp hội đã trình bày những xu hướng lớn của ngành dệt may thế giới và dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục vươn tới thứ hạng cao hơn nữa trong lĩnh vực này nếu Việt Nam có thêm các dự án hợp tác quốc tế lớn cả ở cấp Chính phủ và cấp doanh nghiệp.

Tới thăm các gian hàng Việt Nam và phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân và chính sách của Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân phát triển ngành công nghiệp này.

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp, nhận xét rằng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU vừa kết thúc đàm phán cuối tháng 8/2015 sẽ tạo điều kiện thuận lợi lớn về tiếp cận thị trường EU cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và nhiều cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nhân đến từ châu Âu. Những ưu thế của Việt Nam như lực lượng lao động đông đảo có tay nghề cao, thế hệ doanh nhân mới đầy năng động cùng với những cải cách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ có thể kết hợp với các thế mạnh của châu Âu như trình độ thiết kế thời trang cao cấp, khả năng marketing chuyên nghiệp và hệ thống phân phối rộng khắp để tạo nên sức cạnh tranh mới.

Tại hội nghị, ông Trần Văn Phổ, Phó Chủ tịch VITAS cũng giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiêu biểu trong thời gian tới.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pháp

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp