Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 21:29

Sản xuất công nghiệp phục hồi - “cây gậy thần” cho mục tiêu tăng trưởng

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm nay có đạt được hay không phụ thuộc một phần quan trọng vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp.

Trong Phiên họp thường kỳ tháng 9/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cập nhật 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho quý IV và cả năm 2023.

Cụ thể, kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,0%, quý IV cần tăng 7,0% (quý IV năm 2022 tăng 5,92%); kịch bản 2, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8%; kịch bản 3, tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%.

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, yêu cầu sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương triển khai các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa cơ hội từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo.

Sản xuất công nghiệp phục hồi - “cây gậy thần” cho mục tiêu tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý IV, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam; hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước trong dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024…

Tuy nhiên, sự phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo mới được đánh giá là yếu tố “cực kỳ quan trọng” cho sức tăng trưởng của nền kinh tế những tháng cuối năm.

Không chỉ tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia đều nhìn nhận điều này và quan trọng là đặt kỳ vọng. Bởi lẽ, quý III/2023, lần đầu tiên sản xuất công nghiệp tăng trưởng dương sau một thời gian dài tăng trưởng âm, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2023 tăng 4,57% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,61%.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 6,2%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,8%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,4%.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng dương, bắt đầu hồi phục là tín hiệu đáng mừng mang lại kỳ vọng hồi phục cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, không có “con đường trải hoa hồng”, thậm chí trong bối cảnh thị trường chung khó khăn như hiện nay đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ngành, doanh nghiệp phải chắt chiu từng cơ hội để tận dụng và thúc đẩy sản xuất.

Điều này đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành nhận thức rất rõ. Về phía cơ quan chủ quản ngành công nghiệp, Bộ Công Thương xác định sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế. Do đó, Bộ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, một số địa phương trọng điểm về công nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất.

Đẩy mạnh tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI lớn toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam. Hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính.

Ngoài ra, theo các chuyên gia để sản xuất công nghiệp có thể bật tăng mạnh mẽ, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung tổ chức, thực thi một cách quyết liệt, tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương các giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các chính sách về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư.

Tập trung thúc đẩy thị trường trong nước. Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường nội địa, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024.

Tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, kịp thời thông tin về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực, tranh thủ cơ hội xuất khẩu từ hiệp định thương mại đã ký kết.

Cùng đó, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP