Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sản xuất sản phẩm chất lượng, phù hợp nhu cầu

Để hàng Việt tiếp cận các kênh phân phối, nhà nước cần có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất. Về phía doanh nghiệp, phải nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm… Đây là chia sẻ của bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP. Hồ Chí Minh (HAWEE).
Sản xuất sản phẩm chất lượng, phù hợp nhu cầu
Nhiều chương trình tập huấn được HAWEE tổ chức thành công

Thời gian qua, không ít doanh nghiệp sản xuất kêu khó trong tiếp cận các kênh phân phối, trong khi đó, đại diện nhiều siêu thị luôn khẳng định ưu tiên bán hàng Việt. Trước sự không đồng nhất trên, quan điểm của bà như thế nào?

Khách quan mà nói, siêu thị cần hàng và nhà sản xuất cũng rất cần kênh phân phối để đưa hàng đến tay người tiêu dùng, thực hiện tốt điều này sẽ có lợi cả đôi bên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhà cung cấp (đơn vị sản xuất) và nhà phân phối (hệ thống siêu thị) thời gian qua chưa diễn ra tốt đẹp bởi rất nhiều nguyên nhân

Sản xuất sản phẩm chất lượng, phù hợp nhu cầu

Bà Cao Thị Ngọc Dung

Trước hết, hai bên chưa hiểu nhu cầu của nhau. Doanh nghiệp (DN) chưa cung cấp sản phẩm theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của siêu thị. Thông thường, DN trong nước sản xuất ra một loại sản phẩm và mong muốn phân phối đến tất cả siêu thị nhưng lại không hiểu được rằng, mỗi hệ thống siêu thị đều nhắm đến một đối tượng khác nhau. Do đó, một sản phẩm ra đời có thể được siêu thị này chấp nhận nhưng không được siêu thị khác đưa vào kệ hàng hóa là điều rất bình thường. Ngoài ra, hệ thống siêu thị cũng ít khi chia sẻ thông tin đến nhà cung cấp về sản phẩm mong muốn. Việc chia sẻ thông tin cho nhau về nhu cầu của thị trường gần như không có, từ đó hai bên khó có tiếng nói chung.

Nguyên nhân thứ hai do tình trạng cung vượt quá cầu. Thời gian gần đây, mặc dù hệ thống siêu thị phát triển khá nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa hàng vào bán của DN sản xuất. Vì vậy, siêu thị phải sàng lọc, chọn lựa hàng hóa phù hợp.

Bà đánh giá thế nào về năng lực của các DN sản xuất hàng Việt hiện nay? Giải pháp nào nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt?

Theo tôi, các DN Việt Nam có thể sản xuất được nhiều loại hàng hóa, sản phẩm có sức cạnh tranh. Nhiều DN đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với vị trí cao, đơn cử như hàng dệt may là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu hay một số nông sản: Cà phê, hạt tiêu, gạo; hàng thủy, hải sản… cũng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận.

Tuy nhiên, nhiều DN xuất khẩu lớn chưa đầu tư cho thị trường nội địa, xem nhẹ việc nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam, thậm chí dùng hàng xuất khẩu bán tại thị trường nội địa. Do đó, nhiều DN lớn, xuất khẩu hàng đi khắp nơi trên thế giới nhưng tại thị trường trong nước lại không có sản phẩm nổi bật.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam ngay trên “sân nhà”, cả nhà nước và DN phân phối, nhà sản xuất phải có mối liên kết chặt chẽ cũng như hợp tác mạnh hơn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, trong đó quan trọng nhất là đầu tư nghiên cứu sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách cụ thể, động viên khuyến khích và tạo thuận lợi cho DN. Về phía DN, phải quyết tâm, nỗ lực xây dựng chiến lược, hướng đi, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay - hàng Việt có cơ hội vươn ra thị trường thế giới nhưng hàng hóa nước ngoài cũng sẽ tràn vào, gây sức ép lên DN sản xuất trong nước

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cho rằng, nhãn hàng riêng của siêu thị sẽ tạo sự cạnh tranh không công bằng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Theo bà, vấn đề này có cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý hay không?

Nhãn hàng riêng của siêu thị không còn là điều mới mẻ trên thị trường, đó là xu thế chung của kinh tế thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam vài năm nay đã quen dần với những sản phẩm tiêu dùng có nhãn mác riêng của siêu thị như: Co.opmart, Big C… với chủng loại khá đa dạng, giá cả cạnh tranh hơn sản phẩm cùng loại, thậm chí có mặt hàng thấp hơn từ 10 - 20% .

Vào siêu thị, người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy ngay các nhãn hàng này bởi vị trí đẹp, dễ nhận diện, trình bày bắt mắt... Đây là lợi thế của siêu thị trên “sân nhà” bởi họ có “đất diễn” cho sản phẩm của mình.

Vấn đề này cũng đem lại nhiều mặt tích cực. Việc hợp tác sản xuất nhãn hàng riêng với DN, đặc biệt là DN nhỏ, tiềm lực chưa mạnh, vốn ít, hàng hóa sản phẩm làm ra chưa khẳng định được tên tuổi thì cơ hội hợp tác sản xuất mặt hàng này giúp DN nhanh chóng thâm nhập được thị trường.

Đối với DN đã có thương hiệu, việc làm nhãn hàng riêng giúp DN gia tăng sản lượng, tiết giảm chi phí.

Theo tôi, trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, điều này không có gì là không công bằng. Minh chứng rõ nhất là đã có rất nhiều DN, thậm chí có cả DN lớn đã bắt tay liên kết, hợp tác cùng siêu thị sản xuất - kinh doanh và cung cấp sản phẩm cho siêu thị.

Vấn đề là làm sao để vừa làm nhãn hàng riêng cho siêu thị vừa phải đầu tư nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm mới, đổi mới công nghệ để sản phẩm mang thương hiệu của DN không ngừng phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều DN vừa làm nhãn hàng riêng, vừa phát triển song song sản phẩm của DN vẫn rất thành công.

Hiện nay, những thành viên của HAWEE có khó khăn gì trong việc phân phối hàng hóa đến với người tiêu dùng? Để hỗ trợ cho hội viên, HAWEE đã có giải pháp gì?

Tại Việt Nam, kênh phân phối hiện đại dù phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng chưa phải chiếm tỷ trọng cao (25%), trong khi đó, kênh phân phối truyền thống vẫn giữ vai trò chủ lực (75%).

HAWEE có nhiều hội viên là chủ các DN đã và đang cung cấp hàng cho hầu hết các siêu thị lớn nhỏ trong cả nước nhưng không phải DN nào cũng xây dựng được kênh phân phối truyền thống. Để xây dựng được kênh truyền thống cần phải đầu tư chi phí, thời gian, nhân lực và quan trọng là phải biết phương pháp làm, đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm…

Nhằm hỗ trợ thiết thực cho các hội viên HAWEE, chúng tôi sẽ tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo; chia sẻ kinh nghiệm từ những DN đã xây dựng thành công. Ngoài ra, có thể tìm giải pháp liên kết phân phối bởi DN có kênh phân phối có sẵn sẽ hỗ trợ DN nhỏ với ngành hàng phù hợp, không cạnh tranh trực tiếp, cùng nhau phát triển.

Hải Hà (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Xem thêm