Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sản xuất và xuất khẩu cao su: Bức tranh nhiều điểm nhấn

Trong điều kiện vừa “kén” thổ nhưỡng vừa “kén” khí hậu của cây cao su, Việt Nam đã tận dụng có lẽ đến mức triệt để lợi thế “trời cho” để phát triển mạnh loại cây trồng này trong suốt ba thập kỷ qua. Điều còn quan trọng hơn nữa là phát triển thương mại rất thành công.

CôngThương -  Tuy nhiên, thực tế đó cũng càng chứng tỏ rằng, xuất khẩu nông sản thô vẫn là “căn bệnh chưa có thuốc trị” của nền kinh tế nước ta.

Diện tích tăng ngoạn mục

Trước hết, các số liệu thống kê của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, tuy cũng có thay đổi, nhưng trong khoảng nửa thế kỷ qua, số lượng quốc gia có trồng cao su cũng không vượt quá con số 30. Trong số rất ít các quốc gia đó, chỉ riêng tổng diện tích của năm quốc gia trồng cao su nhiều nhất thế giới gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ đã chiếm 78,7%, thậm chí lên đến 87,7% vào đầu thập kỷ 1980.

Trong vòng nửa thế kỷ qua, Indonesia vẫn đứng đầu về diện tích trồng cao su với gần một phần ba tổng diện tích cao su của thế giới. Thái Lan đứng thứ hai (với 20,6%).

Việt Nam, với nhịp độ tăng bình quân 3,7%/năm trong suốt nửa thế kỷ đó, đã lần lượt vượt qua ba quốc gia là Nigieria, Sri Lanka và gần đây nhất là năm 2000 đã vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia trồng cao su nhiều thứ tư thế giới. Mặc dù vậy, điều quan ngại đầu tiên chính là năng suất cao su của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với trình độ phát triển trung bình của thế giới, và càng thấp “một trời một vực” so với của hai quốc gia sản xuất cao su hàng đầu khác của thế giới là Thái Lan và Ấn Độ.

Thua ở năng suất

 

Như các số liệu thống kê của FAO cho thấy, từ đỉnh cao 125,6% so với năng suất cao su bình quân của thế giới năm 1962 và cũng là kỷ lục trong năm quốc gia trồng nhiều cao su nhất thế giới, năng suất của Việt Nam đã “rơi tự do” lần đầu tiên xuống mức đáy chỉ còn 33,8% vào thời điểm năm 1973. Nếu như chiến tranh ác liệt trong những năm này là nguyên nhân khiến cây cao su bị bỏ mặc, thì ở thời điểm “rơi tự do” một lần nữa xuống chỉ còn 29,7% năm 1988. Nguyên nhân chủ yếu chỉ có thể là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp khiến cây cao su cũng bị bỏ mặc, trong một tổng thể đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Vẫn theo các số liệu thống kê của FAO, trong khi năng suất cao su của Ấn Độ bằng 159,2% năng suất bình quân của thế giới, còn của Thái Lan là 145,6%, năng suất cao su của Việt Nam chỉ bằng 91,4%.

 

 

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, đây chính là nguyên nhân khiến cho Việt Nam giành vị trí quốc gia trồng nhiều cao su thứ tư thế giới của Ấn Độ từ năm 2000 như đã nói ở trên, còn sản lượng tuy đã tăng phi mã từ 291.000 tấn lên 754.5000 tấn trong năm 2010 (tăng bình quân 10%/năm), nhưng hiện chỉ bằng 88,7% của Ấn Độ.

Điều này có nghĩa là do năng suất thấp so với trình độ phát triển trung bình của thế giới, cho nên Việt Nam hiện chỉ giữ vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng các quốc gia sản xuất nhiều cao su nhất thế giới.

“Đại gia” xuất khẩu cao su

Thế nhưng, xét dưới góc độ thương mại ở mặt hàng này, Việt Nam lại là quốc gia phát triển bậc nhất. Bởi lẽ, như các số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 10 năm 1999-2008, trong khi tổng sản lượng cao su của Việt Nam chỉ đạt 4,236 triệu tấn, thì tổng khối lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới đã đạt 4,908 triệu tấn, tức là tổng khối lượng xuất khẩu cao hơn tổng sản lượng 673.000 tấn và 15,9%.

Không những vậy, đây cũng không phải là hiện tượng nhất thời, mà là yếu tố có tính chất truyền thống. Bởi lẽ, trong 10 năm trước đó, trong khi tổng sản lượng chỉ đạt 1,062 triệu tấn, thì tổng khối lượng xuất khẩu đã đạt 1,228 triệu tấn. Có nhiều khả năng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm có này là do các doanh nghiệp nước ta đã thu hút được nguồn nông sản nguyên liệu này từ hai quốc gia láng giềng còn kém phát triển hơn để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, điều cũng quan trọng không kém là hoạt động thương mại trong lĩnh vực này đã đạt hiệu quả có lẽ cao hơn bất cứ loại nông sản nào khác của Việt Nam trong suốt 50 năm qua.

Bởi lẽ, từ các số liệu thống kê của FAO có thể thấy, tuy cũng có lúc trồi, khi sụt, nhưng tính chung cho cả thời kỳ 1961-2008, với bình quân 1.212 đô la Mỹ/tấn, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cao hơn giá bình quân của thế giới tới 26,1%. Trong đó, nếu chỉ tính 10 năm gần đây nhất (1999-2008), với bình quân 1.400 đô la Mỹ/tấn, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng cao hơn giá bình quân của thế giới tới 8,8%. Hơn thế, điều còn đáng mừng hơn nữa là, đây chính là những mức giá tốt nhất trong “tứ đại gia” xuất khẩu cao su của thế giới tính cho tới thời điểm này.

Đâu rồi ngành công nghiệp cao su Việt Nam?

Những điều nói trên có nghĩa là, Việt Nam gia tăng hết sức mạnh mẽ diện tích trồng và sản lượng cao su là để dành cho xuất khẩu, chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nguyên do của việc các doanh nghiệp sản xuất cao su “thích bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài” như lý giải của một vị giám đốc tại hội nghị của Hiệp hội Cao su Việt Nam 2011 tổ chức ngày 12-5 tại TPHCM, là vì “lực mua trong một thời điểm tốt hơn, doanh nghiệp được hỗ trợ tài chính tốt hơn, khi giá rớt, khách hàng nước ngoài vẫn sẵn sàng mua trong khi doanh nghiệp trong nước thì không, khách hàng nước ngoài có thể chào bán ngay trong ngày trong khi với doanh nghiệp trong nước mất thời gian hơn…” có lẽ hoàn toàn đủ sức thuyết phục.

Thế nhưng, thực tế đó càng cho thấy đến thời điểm này, chúng ta vẫn quá chú trọng vào việc xuất khẩu những nông sản thô với khối lượng khổng lồ ra thị trường thế giới, còn việc biến những nguồn nông sản đó thành những sản phẩm tinh chế có giá trị cao hơn nhiều lần thì vẫn còn để ngỏ.

TBKTSG

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

Tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994 lên 114 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tương đương tăng 67 lần.
TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo TKV và các đơn vị tại Quảng Ninh, TKV đã phát động thi đua 90 ngày đêm sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch quý IV/2024.
Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan về việc xây dựng Nghị định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Dự báo sản xuất thép năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên,sự phục hồi này không chắc chắn do các DN thép còn gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động