Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 09/11/2024 03:48

Sáng kiến hội nhập kinh tế ASEAN IAI: Thúc đẩy phát triển cân bằng

Tại Hội nghị Cấp cao năm 2000, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khởi xướng Sáng kiến hội nhập kinh tế ASEAN (IAI), nhằm tập trung tăng cường phát triển kinh tế- xã hội thông qua các chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển cân bằng, giảm nghèo và khắc phục sự chênh lệch trong phát triển.

 - Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng IAI sẽ là một cơ chế để các nước ASEAN-6 hỗ trợ các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) nhằm đạt được những kết quả mà Lộ trình tổng thể AEC đã đề ra. Các nước ASEAN-6 sẽ cung cấp các nguồn lực để thực hiện những hoạt động trong khuôn khổ của IAI, đồng thời hỗ trợ song phương trực tiếp cho các nước CLMV. Bên cạnh các nước CLMV là đối tượng chính mà IAI hướng tới, hoạt động của IAI còn được thực hiện trong một số nhóm tiểu vùng như Tiểu vùng sông Mê kông, khu vực phát triển Đông ASEAN gồm Brunây, Indonesia, Malaysia và Philippines (BIMP-EAGA) và Tam giác phát triển Indonesia, Malaysia và Thái Lan (IMT-GT)...

Hiện ASEAN đang tích cực triển khai các sáng kiến đã xác định trong khuôn khổ IAI, đồng thời xác định các mối liên kết giữa các kế hoạch, chương trình để phối hợp, tăng cường hiệu quả hợp tác.

Chương trình làm việc IAI lần thứ nhất (2002-2008) được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 vào năm 2002, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm: Cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; công nghệ thông tin và viễn thông.

Chương trình làm việc lần thứ hai (2009-2015) được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (năm 2009) tập trung vào các chương trình xây dựng năng lực, phát triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng.

Thông qua hai chương trình làm việc, IAI hết sức chú trọng đến xây dựng năng lực và phát triển cơ sở hạ tầng, những vấn đề cốt lõi mang tính thúc đẩy đối với quá trình phát triển. Kết quả thực hiện hoạt động trong khuôn khổ IAI cũng cho thấy nỗ lực của các nước ASEAN và sự quan tâm của các nước đối tác và các tổ chức phát triển. Mặc dù đối tượng hưởng lợi chính của IAI là các nước CLMV, nhưng mục tiêu hướng tới việc xây dựng một cộng đồng ASEAN trong đó có sự phát triển đồng đều, có lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn diện sẽ mang lại lợi ích cho khu vực nói chung, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển giữa ASEAN và các nước trên thế giới.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 tháng 11/2011, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thúc đẩy trụ cột thứ 3 về phát triển kinh tế đồng đều trong Cộng đồng kinh tế ASEAN với việc thông qua Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế công bằng. Đây là cơ sở phối hợp, tổng hợp tất cả các sáng kiến trong các khuôn khổ Sáng kiến hội nhập kinh tế ASEAN, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, các chương trình hợp tác tiểu vùng nhằm đề ra chương trình làm việc chung.

 

 

Mai Hương

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam - Chile

Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-57E

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/11: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine tại Kursk, kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Bom GBU-39 trên MiG-29 của Ukraine: Vũ khí uy lực hay chỉ là màn phô diễn?

Phát hiện sự cố phần mềm kiểm phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Sự khác biệt văn hóa Mỹ từ cuộc bầu cử Tổng thống

Bầu cử Mỹ 2024: Những kết quả thăm dò cử tri đầu tiên phản ánh điều gì?

Xe tăng T-80BVM: ‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/11: Lính Ukraine xin đầu hàng Nga; Ukraine hạ loạt tên lửa và UAV Nga

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ