Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đưa ra sáu giải pháp nhằm phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng.
Xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng: Đồng bộ các nguồn lực Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển Khai thác và phát huy thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng

Phát triển chưa tương xứng

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng, thời gian qua các nguồn lực tài chính đã được huy động khá hiệu quả, đa dạng bao gồm: Vốn ngân sách, vốn đầu tư của khu vực tư nhân, vốn FDI, vốn tín dụng ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân và các nguồn vốn huy động khác theo xu hướng phát triển ngày càng hiện đại của thị trường tài chính Việt Nam và Vùng đồng bằng sông Hồng như cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ đầu tư, Fintech, các nền tảng tài chính số...

Theo Cục Thống kê các tỉnh, thành phố, vốn của khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng là 60,1%, tiếp theo là vốn FDI là 24,1%, vốn ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả Vùng là 15,7%.

Dù nguồn lực tài chính đã được huy động khá hiệu quả, tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vẫn cho rằng, nguồn lực này còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng.

Các chuyên gia nêu ví dụ: Hiệu quả vốn ngân sách còn hạn chế. Thể thiện ở tỷ lệ chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau còn cao: Tỷ trọng chi chuyển nguồn/tổng chi ngân sách địa phương tăng từ mức 18,1% năm 2016 lên 22,3% năm 2021, phản ánh bất cập trong công tác sử dụng ngân sách của Vùng. Bên cạnh đó, nhiều mục chi đã dự toán, song không thực hiện được, trong khi nhiều nhiệm vụ quan trọng khác không được bố trí ngân sách để triển khai, gây lãng phí nguồn lực; việc triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ chậm so với kế hoạch của Trung ương giao và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. “Chẳng hạn, đến nay vẫn còn có tỉnh chưa triển khai phân bổ dự toán ngân sách năm 2021 hoặc chưa có quyết toán chính thức ngân sách năm 2019, 2020); công tác chuyển giao vốn bổ sung từ Trung ương chậm” - các chuyên gia nêu dẫn chứng.

Cùng với đó, nhiều khoản chi kết dư, tồn đọng từ nhiều năm chưa được giải quyết triệt để đã và đang giảm hiệu quả chi ngân sách trong bối cảnh cân đối ngân sách còn khó khăn; chi đầu tư phát triển vẫn tăng chậm ở nhiều địa phương chủ yếu do tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, xử lý vi phạm về đầu tư công... còn chưa thực sự được giải quyết triệt để và hiệu quả;

Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng
Vốn FDI là một trong những nguồn lực tài chính mạnh của Vùng đồng bằng sông Hồng

Việc thu ngân sách địa phương đang bộc lộ một số yếu tố kém bền vững như: Phụ thuộc của nguồn thu ngân sách vào doanh nghiệp FDI, một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chẳng hạn thu ngân sách của Hưng Yên tăng mạnh vượt dự toán trong 6 tháng năm 2022 là do số thuế của hai dự án lớn của Vinhomes) điều này tiềm ẩn rủi ro khi tốc độ tăng trưởng thu ngân sách của khối doanh nghiệp FDI có xu hướng chậm lại năm 2020-2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, sự gián đoạn các chuỗi cung ứng; thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng khoảng 13-15% tổng thu ngân sách địa phương, cao hơn mức trung bình cả nước là 8-10%, đồng thời, có thời điểm tăng đột biến 40-50% (thậm chí 80-90%) ở nhiều địa phương có thể là dấu hiệu của tình trạng tăng nóng, đầu cơ bất động sản.

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Cụ thể: Một số tỉnh có số lượng chi nhánh thấp so với trung bình của Vùng (26 chi nhánh ngân hàng thương mại) và cả nước (22 chi nhánh), chủ yếu là các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng như Hà Nam và Thái Bình (chỉ có 18 chi nhánh), Nam Định và Ninh Bình (17 chi nhánh) do quy mô, năng lực kinh tế, thu nhập bình quân/người thấp hơn so với các tỉnh Bắc đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, quy mô dư nợ Vùng còn thấp so với cả nước: Quy mô dư nợ của Vùng chỉ chiếm khoảng 8,45% tổng dư nợ toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2021, thấp hơn nhiều nhu cầu vốn cho phát triển của địa bàn chiến lược, nhiều lợi thế và năng động này. Dư nợ tín dụng, huy động vốn tập trung chủ yếu tại Hà Nội (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ và huy động vốn toàn Vùng), 10 tỉnh còn lại chỉ chiếm khoảng 22% tổng dư nợ tín dụng của Vùng; hơn nữa, tỷ trọng vốn ngắn hạn/tổng dư nợ tín dụng còn cao (khoảng 70-80%), chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn.

Quy mô và năng lực, mức độ lành mạnh của một số tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân và doanh nghiệp; thách thức khả năng phát triển các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn hết, ngành ngân hàng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng cũng đối diện với nhiều thách thức chung của ngành ngân hàng Việt Nam như khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới còn chậm, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, nợ xấu tiềm ẩn gia tăng, tội phạm tài chính gia tăng...

Về thu hút vốn FDI cũng chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng. Vốn bình quân/dự án ở mức thấp (chỉ 14,2 triệu USD/dự án), thấp hơn so với mức 26-27 triệu USD của Vùng Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; một số tỉnh thu hút đầu tư FDI thấp hơn so với lợi thế, chưa phát huy hiệu quả các chính sách ưu đãi (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc chỉ chiếm 5-6% tổng FDI của Vùng); tỷ trọng vốn FDI thực hiện so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nhiều tỉnh còn thấp so với mức bình quân toàn vùng (chẳng hạn, Hà Nội có tỷ lệ thu hút FDI chiếm tỷ trọng cao nhất toàn vùng 29,8% song vốn FDI thực hiện chỉ chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội); quy mô vốn/dự án FDI của các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) là 10,5 triệu USD, thấp hơn mức bình quân của Vùng là 14,2 triệu USD. Cùng với đó số liệu về giải ngân vốn FDI chưa được thống kê đầy đủ, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá chính xác tỷ trọng, mức đóng góp của vốn FDI trong các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương.

Đặc biệt, quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động kinh doanh còn khó khăn. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tương đối lớn so với các vùng và cả nước song quy mô doanh nghiệp nhỏ (hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ), vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp thành lập mới chỉ khoảng 12,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, thấp hơn mức bình quân của cả nước (16,6 tỷ đồng/doanh nghiệp), thấp hơn so với Đông Nam bộ (23,3 tỷ đồng/doanh nghiệp); tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi thấp hơn so với hầu hết các Vùng khác (tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi đạt 43,5% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh, thấp hơn Vùng Trung du miền núi phía Bắc (51,3%) và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (60,6%); tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn thấp (trung bình chỉ 2,3%/năm); ROA, ROE sụt giảm trong giai đoạn 2015-2019.

Sáu giải pháp đột phá

Để tăng cường nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng nhằm hiện thực hóa các định hướng, mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm, đột phá.

Thứ nhất, sớm hoàn thiện các quy hoạch quan trọng của Vùng: “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050” tạo điều kiện cho 11 địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh/thành phố, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, hỗ trợ nhau cùng phát triển; trong đó chú trọng ứng dụng phương pháp đánh giá SWOT (thế mạnh - điểm yếu; cơ hộI - thách thức), các phương pháp đánh giá định lượng trong phân tích, đánh giá về tiềm năng, lợi thế, thực trạng và triển vọng của Vùng;

Ban hành chiến lược/quy hoạch phát triển từng tiểu vùng trong Vùng đồng bằng sông Hồng như tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế Đông Bắc bộ (tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với các định hướng nhất quán, phù hợp với Quy hoạch tổng thể Vùng đồng bằng sông Hồng; xây dựng các chỉ tiêu có tính định lượng, khả thi, phát huy được vai trò, vị thế của từng tiểu vùng trong sự phát triển chung của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng
Phát triển hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với thế mạnh của Vùng đồng bằng sông Hồng

Thứ hai, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh; nâng tầm quy mô và hiệu quả thực chất của cơ chế liên kết Vùng để thu hút và phát triển các nguồn lực tài chính: Cải thiện chỉ số PCI (nhất là các địa phương có sự sụt giảm PCI trong giai đoạn 2016-2021), triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi mang tính đột phá về thu hút vốn FDI và vốn trong nước phù hợp đối với các định hướng phát triển chủ đạo của từng địa phương như: Nam Định thành “hạt nhân” của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là trung tâm công nghiệp, giáo dục - đào tạo nghề; Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng đẳng cấp quốc tế; Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển của Vùng;

Xây dựng kế hoạch, cơ chế liên kết vùng rõ ràng và khả thi trong phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào liên kết cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, logistics, chế biến - chế tạo, giáo dục - y tế...v.v.; Xây dựng bộ phận điều phối, cơ quan chuyên trách thúc đẩy điều phối vùng.

Thứ ba, chú trọng phát triển doanh nghiệp hiệu quả, bền vững, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đối mới sáng tạo: Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước (trong đó có Hà Nội) trong hỗ trợ hệ sinh thái startups về vốn, công nghệ, thị trường; kỹ năng kinh doanh, truyền thông quảng bá, thương mại hóa sản phẩm...; hình thành các doanh nghiệp số, doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin có quy mô lớn, có năng lực và khả năng dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong các ngành có tiềm năng, lợi thế của Vùng như điện tử, viễn thông, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, tài chính ngân hàng, du lịch, các dịch vụ thương mại, logistics, nông nghiệp công nghệ cao, y tế chuyên sâu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao...

Ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp phụ trợ, tham gia chuỗi liên kết, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đầu mối chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước; nâng tầm quy mô và chất lượng của hệ thống doanh nghiệp, góp phần tạo nguồn thu ngân sách địa phương bền vững hơn (tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp khoảng 10- 15%/năm, quy mô vốn bình quân/doanh nghiệp thành lập mới gấp 1,5-2 lần mức hiện tại và cao hơn so với mức trung bình cả nước; đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục - đào tạo và các cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập; nâng cao kỹ năng mềm và khả năng thích nghi và làm chủ công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0;

Tiên phong, thí điểm trong phát triển mô hình hợp tác xã hiện đại theo Nghị quyết 19/NĐ-TW ngày 16/6/2022 và phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 16/6/2022 (tối thiểu 20% dân số tham gia hợp tác xã và tổ chức kinh tế tập thể; ít nhất 70% hợp tác xã tham gia các chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thu nhập bình quân người dân nông thôn gấp 2-3 lần năm 2021).

Thứ tư, tăng cường nguồn lực ngân sách địa phương: Sớm ban hành Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi và Nghị định 163/2016/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước 2015 nhằm tạo thuận lợi, chủ động cho Vùng đồng bằng sông Hồng tự chủ ngân sách để thúc đẩy phát triển, phối hợp giữa các chính quyền địa phương, chú trọng các quy định mới về bội chi ngân sách địa phương; công khai dự toán, quyết toán ngân sách địa phương, báo cáo thuyết minh về tình hình thực hiện ngân sách;

Nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi về thu - chi tài chính, ngân sách cho một số địa phương thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Chú trọng hiện đại hóa tài chính công như nộp thuế điện tử, hải quan điện tử; dịch vụ công trực tuyến, thu phí lệ phí trực tuyến; tăng thu - chi ngân sách thông qua kết nối trực tuyến giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến về chuyển đổi số tài chính công, phát triển Chính phủ số; hiện đại hóa thủ tục hành chính giữa các địa phương trong vùng và với các Vùng của cả nước; thí điểm thu thuế bất động sản, triển khai mạnh giải pháp chống chuyển giá, thất thu thuế, nợ đọng thuế, nhất là tại các địa phương nhiều doanh nghiệp FDI...v.v.; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) thực chất, hiệu quả; đi đầu về giải ngân đầu tư công, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng.

Thứ năm, phát triển hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân vừa phù hợp với thế mạnh của Vùng vừa đảm bảo an toàn, lành mạnh. Cụ thể, cơ cấu lại hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt tôn chỉ hoạt động, nâng cao chất lượng - hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, sai phạm. Kết hợp phát triển ngân hàng số với ngân hàng truyền thống trong điều kiện tốc độ chuyển đổi số của nhiều địa phương, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn còn chậm hơn so với mặt bằng chung của Vùng và cả nước. Phát triển các hình thức cho vay hợp vốn, đồng tài trợ để đáp ứng nhu cầu tín dụng của các dự án lớn trên địa bàn trong điều kiện quy mô, năng lực của các tổ chức tín dụng còn nhỏ;

Chú trọng đa dạng sản phẩm - dịch vụ tài chính phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, đặc trưng văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, mức độ ứng dụng công nghệ. Theo đó, với các địa phương phát triển công nghiệp, xuất khẩu trọng điểm của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh... nên tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo, xuất khẩu; sản phẩm khách hàng cá nhân cao cấp phục vụ tầng lớp trung lưu. Với các địa phương có thế mạnh về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp (Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định), chú trọng vốn các sản phẩm theo chuỗi nông nghiệp, tín dụng xanh, bảo hiểm nông nghiệp; huy động vốn và phát triển có chọn lọc một số dịch vụ ngân hàng số phù hợp. Với những địa bàn có hoạt động thương mại với quốc tế lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, nên tăng cường các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, thanh toán không dùng tiền mặt...

Thứ sáu, tăng cường chuyển đổi số và phát triển tài chính xanh: Xây dựng Trung tâm ngân hàng số, Fintech (nên đặt tại Hà Nội) để hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước, Ban chỉ đạo Fintech, các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng trong quá trình vận hành cơ chế quản lý thử nghiệm với các mô hình kinh doanh mới như Fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, Proptech (Bất động sản số), Insurtech (Bảo hiểm số) và an ninh mạng; các tổ chức tín dụng trên địa bàn trên cơ sở chủ trương, hướng dẫn của Hội sở chính xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể, phù hợp trong việc triển khai chuyển đổi số (tập trung vào giao dịch khách hàng và tác nghiệp), kế hoạch, chương trình phối hợp các Fintech, Bigtechs, các ví điện tử để tăng năng lực cạnh tranh trên địa bàn, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng trải nghiệm của khách hàng;

Phát triển tài chính, tín dụng xanh với lộ trình và cơ chế hỗ trợ phù hợp như thành lập bộ phận/nhóm tín dụng xanh (theo ngành dọc tại các ngân hàng thương mại); hỗ trợ về vốn dài hạn thông qua các chương trình ưu đãi lãi suất, không tính phần cho vay tín dụng xanh vào phần vốn để tính tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, cơ chế chia sẻ lãi suất cho vay...

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Sau khi chính thức chuyển giao bắt cuộc từ ngày 17/10, hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và CB đã có nhiều động thái mới như: như kiện toàn bộ máy, tổ chức…
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đề nghị mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.
Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên trong và cả ngoại cảnh.
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 700 triệu đồng.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Đà tăng trưởng tích cực của quý III, với sự dẫn dắt của sản xuất, là một trong những yếu tố để tin tưởng GDP cả năm nay có thể đạt 6,9-7%.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

Ứng dụng CUB Vietnam triển khai tại Thế Giới Di Động từ ngày 14/10/2024, hỗ trợ khách hàng đơn giản hóa quy trình vay, giải ngân 24/7, thuận tiện khi mua sắm.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã trở thành doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng Vàng về Bảo vệ khách hàng
Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Các nhà phân tích dự đoán số lượng cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ tăng vào năm tới
Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Kết quả kinh doanh quý 3 của hệ thống ngân hàng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, các ngân hàng đều có kết quả tăng trưởng tín dụng vượt trội, nợ xấu giảm.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

Giải thưởng là sự khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Hội thảo “Kế toán quản trị” tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội hướng đến phát triển bền vững và số hóa các quy trình kinh doanh.
9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật đến từ 46 tổ chức tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ tấn công mạng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động