“Sếp” Phùng Tuấn Hà: Doanh nghiệp cần trở thành ngôi nhà lớn cho người lao động
Còn nhớ năm 2009, ông từng gây bất ngờ khi đầu quân cho một đơn vị nghèo nhất tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrosetco. Ông có mục tiêu nghề nghiệp như thế nào ở thời điểm đó?
Từ khi bắt đầu vào ngành dầu khí đến giờ thì tôi chưa từng dựa dẫm, hay lợi dụng bất kỳ điều gì để đi lên. Tôi luôn muốn cố gắng đi bằng chính đôi chân của mình và làm những điều tốt nhất cho doanh nghiệp, tập thể và tất nhiên, trong đó có cả cá nhân mình. Tôi cho rằng còn sức, còn tuổi thì mình làm được gì thì nên cố gắng làm. Nước nổi thì bèo cũng nổi, doanh nghiệp phát triển khi mình là thành viên trong đó thì mình cũng được phát triển. Ông bà có nói “Cái khó ló cái khôn”, thông qua những giai đoạn phải vật lộn để vượt khó thì mỗi người chúng ta sẽ trưởng thành hơn và trở nên tự tin, khôn hơn.
Ông Phùng Tuấn Hà là 1 trong 6 "Sếp" đảm nhận vị trí ghế nóng của show truyền hình thực tế về việc làm “Cơ hội cho ai – Whose Chance |
Vì thế, tôi muốn vào những doanh nghiệp khi còn trong giai đoạn khó khăn. Về mặt cá nhân, tôi xem đó là môi trường để mình nỗ lực phát triển một cách tốt nhất và bền vững nhất. Còn về mặt cống hiến cho tập thể, khi tôi đầu quân, Petrosetco có hơn 3000 người lao động, nếu doanh nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa với việc tôi và người lao động trực tiếp cùng phát triển, gián tiếp là tôi đã giúp đỡ được cho gia đình họ. Hầu như mấy nghìn con người đó đều có gia đình, khi họ có công việc, thu nhập tốt hơn thì cuộc sống gia đình họ sẽ tốt hơn.
Tôi muốn công ty phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi nhân viên, ngôi nhà lớn này sẽ tương trợ được cho mỗi ngôi nhà nhỏ của họ, và như vậy ở chiều ngược lại, người lao động cũng sẽ hết sức hết lòng vun đắp cho ngôi nhà lớn, cũng chính là để cho ngôi nhà nhỏ của mình. Đó là lý do tôi về lèo lái con thuyền Petrosetco khi tôi đang ở một Tổng công ty rất có điều kiện.
Được biết ông sẽ là một trong 6 vị Sếp ngồi ghế nóng “Cơ hội cho ai - Whose Chance”?. Lý do vì sao ông nhận lời tham gia chương trình này?
Khi được mời tham dự chương trình, tôi thật sự quan tâm và thích thú vì đây là cơ hội cho chính những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng như chúng tôi. Thông qua chương trình, tôi có điều kiện tiếp xúc những nguồn , để có thể tìm thêm các ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Qua chương trình này tôi cũng mong muốn m
Ngoài ra, tôi còn được học hỏi kinh nghiệm từ những người cùng vai trò với mình và cả các thí sinh tham gia chương trình; được gặp gỡ những nhân sự trẻ chất lượng, giúp chúng tôi thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn con người trong thế hệ mới.
Ông Phùng Tuấn Hà trên ghế nóng của chương trình |
Ở góc độ thành viên ngồi ghế nóng, ông đánh giá như thế nào về chương trình? Ông đã dùng chiến thuật gì để thu hút các ứng viên?
Với tôi, chương trình là cơ hội để tạo nên sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc, thông qua đó tác động tích cực đến số đông thị trường lao động. Dựa trên những chia sẻ, thương lượng giữa các bên, chương trình góp phần hỗ trợ các ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm và giúp đỡ các nhà tuyển dụng lựa chọn những ứng viên phù hợp.
Tôi không dùng từ “chiến thuật” ở đây, vì tôi chỉ mong muốn bằng sự đồng cảm, mức thu nhập tương xứng, văn hoá doanh nghiệp tốt để thuyết phục các ứng viên tiềm năng về với mình. Tôi không cho phép bản thân dễ dãi trong việc tìm ứng viên bởi đó là người sẽ làm việc và gắn bó với mình và doanh nghiệp. Họ phải thực sự phù hợp với công việc tôi cần. Ở góc nhìn của một nhà tuyển dụng, chúng tôi phải đọc được và cảm được rằng liệu ứng viên đó có sẵn sàng muốn cống hiến hay không.
Quan điểm của ông về lĩnh vực việc làm, nhân sự là gì?
Thu hút và đào tạo một nguồn nhân lực giỏi, có trình độ cao, gắn bó và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên đối với tôi, tôi đề cao yếu tố “phù hợp” khi xem xét về năng lực của nhân sự, sự phù hợp sẽ khiến sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân sự lâu dài hơn.
Do đó, để xây dựng được nguồn nhân lực hiệu quả, trước hết phải tuyển dụng được nguồn nhân sự có năng lực phù hợp, kế đến là tạo điều kiện để vừa phát huy được năng lực cá nhân, vừa gắn kết được các cá nhân thành đội ngũ mạnh. Nhưng để phát huy được hay không và gắn kết được hay không, đó lại là vai trò và bản lĩnh của người đứng đầu.
Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ!