Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 18:30

Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Cơ quan Thị trường Năng lượng của Singapore (EMA) mới đây đã cấp phép có điều kiện để nhập khẩu 1,2 gigawatt (GW) điện từ Việt Nam.

Tiếp nối các thương vụ trước đó với Campuchia và Indonesia, chính phủ Singapore sẽ nhập khẩu 1,2 GW điện carbon thấp từ Việt Nam, phần lớn được cung cấp bởi năng lượng gió ngoài khơi, theo The Business Times.

Nguồn điện mà Singapore nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu được cung cấp từ năng lượng gió ngoài khơi

Cơ quan Thị trường Năng lượng của Singapore (EMA) mới đây đã cấp phép có điều kiện để nhập khẩu 1,2 gigawatt (GW) điện từ Việt Nam, thêm một bước đi gần hơn tới mục tiêu nhập khẩu 4GW điện carbon thấp vào năm 2035.

Theo đó, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng Sạch châu Á trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore hôm 24/10, Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng cho biết Sembcorp Utilities (một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Sembcorp Industries) sẽ cùng với đối tác là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC - thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Petrovietnam) thực hiện dự án này.

Cấp phép có điều kiện ở đây nghĩa là dự án của Sembcorp Utilities đã được đánh giá sơ bộ là khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại.

Lượng điện nhập khẩu từ Việt Nam được cho là có thể đáp ứng 10% nhu cầu hàng năm của Singapore, và sẽ được truyền qua các tuyến cáp ngầm mới có chiều dài khoảng 1.000km. Sembcorp cho biết hoạt động có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2033, tùy thuộc vào sự chấp thuận của chính quyền.

“Với sự phát triển này, chúng tôi sẽ có thể đạt được mục tiêu nhập khẩu 4GW điện có hàm lượng carbon thấp khi tất cả các dự án này được triển khai”, ông Tan See Leng nhấn mạnh.

Cho tới nay, EMA đã đã ký kết các thỏa thuận tương tự để nhập khẩu 2GW điện có hàm lượng carbon thấp từ Indonesia và 1GW điện từ Campuchia nhằm khai thác các nguồn đa dạng bao gồm năng lượng mặt trời, thủy điện và gió.

Điều này đánh dấu hợp đồng nhập khẩu điện xuyên biên giới thứ tư của Singapore với các nước láng giềng trong khu vực, trong nỗ lực khử cacbon trong ngành điện để đạt được mục tiêu về mức 0 vào năm 2050.

Sembcorp và Petrovietnam tiếp theo sẽ bắt tay vào việc phát triển đề xuất dự án và nỗ lực đạt được giấy phép có điều kiện và giấy phép nhập khẩu từ EMA, cũng như giấy phép xuất khẩu từ Việt Nam.

Hợp đồng với Việt Nam tuân theo các thỏa thuận tương tự với Indonesia và Campuchia. Việc nhập khẩu năng lượng sạch đầu tiên vào Singapore đã bắt đầu vào tháng 6 năm ngoái khi nước này nhập khẩu 100MW thủy điện tái tạo từ Lào thông qua Dự án Tích hợp Điện lực Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore.

Bình luận về dự án, Bộ trưởng Tan cho biết dự án cho thấy hoạt động mua bán điện xuyên biên giới giữa nhiều quốc gia có thể trở thành hiện thực ở Đông Nam Á như thế nào.

"Kể từ khi khởi công, khoảng 270GW giờ điện đã được xuất khẩu từ Lào sang Singapore. Tất cả 4 quốc gia hiện đang thảo luận về cách tăng cường dự án này, bao gồm cả việc kinh doanh ở công suất vượt quá 100MW và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng điện đi mọi hướng", ông Tan cho hay, đồng thời nhấn mạnh: "Chúng tôi hy vọng những dự án này sẽ hỗ trợ sự phát triển của lưới điện ASEAN rộng lớn hơn".

Dự án này là dự án nhập khẩu năng lượng tái tạo đầu tiên vào Singapore và là dự án mua bán điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên có sự tham gia của bốn quốc gia thuộc ASEAN.

Do Singapore thiếu các nguồn năng lượng tái tạo nên việc nhập khẩu năng lượng cho phép nước này tiếp cận các nguồn năng lượng sạch hơn từ nước ngoài. Lưới điện khu vực cũng có thể đẩy nhanh quá trình phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế đồng thời đa dạng hóa các nguồn năng lượng ngoài nhiên liệu hóa thạch.

Singapore trước đây đã công bố kế hoạch nhập khẩu tới 4GW điện có hàm lượng carbon thấp vào năm 2035 như một phần trong tham vọng giảm lượng khí thải carbon trong cung cấp năng lượng của mình.

Them Vietnamfinance
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng sạch

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD