Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 13:36

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.

Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, mặc dù hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh này đã phục hồi đáng kể trong quý I/2024, tuy nhiên bước sang quý II lại phải đối diện với những thách thức mới. Cụ thể là xung đột chính trị trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, giá cước vận chuyển tăng do ảnh hưởng từ căng thẳng khu vực Biển Đỏ, nhu cầu tiêu dùng của nhiều thị trường sụt giảm… Tất cả đã và đang tác động tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong bối cảnh đó, Sở Công Thương An Giang cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời tham mưu những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Các doanh nghiệp sản xuất tại An Giang đang thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu năm. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ tổ chức Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới; Cụm công nghiệp Mỹ Phú, huyện Châu Phú; đề xuất UBND tỉnh thành lập Cụm công nghiệp An Nông trên phần diện tích đất phù hợp Quy hoạch chung đô thị thị xã Tịnh Biên đến năm 2035;...

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện: Kế hoạch tham gia Khu gian hàng Đầu tư phát triển Công nghiệp Việt Nam tại Hội chợ VIETNAM EXPO 2024 và triển khai kế hoạch tham gia gian hàng; điều tra năng lực một số sản phẩm chủ yếu năm 2024 theo chương trình của Bộ Công Thương; tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm; tập huấn nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý cho các xã, ấp xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí, dệt may, da giày đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh và Trung ương; tổ chức cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ tham gia trưng bày để giới thiệu sản phẩm và kết nối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu cuối tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội;…

Trước đó, trong quý I/2024, theo báo cáo của Sở Công Thương An Giang, tuy quý I/2024 trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng các doanh nghiệp, cơ sở vẫn đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Qua đó, thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn những tháng đầu năm 2024 đạt tốc độ tăng khá cao; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực xuất khẩu của tỉnh ổn định và tăng trưởng so cùng kỳ. Đặc biệt, ngành sản xuất da giày, sau nhiều tháng liên tục tiêu thụ gặp khó khăn thì ngay những tháng đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã có thêm nhiều đơn đặt hàng mới, tuyển dụng thêm lao động, gia tăng nhịp độ sản xuất nên sản phẩm tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Từ đó, góp phần đưa chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh trong quý I/2024 tăng 8,92% so cùng kỳ. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn 2,1% so với kịch bản tăng trưởng quý I/2024 của tỉnh.

Theo Sở Công Thương An Giang, để đạt kết quả này, trong quý I Sở đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Điển hình là tổ chức Hội nghị kết nối giữa Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam với doanh nghiệp cơ khí và chế biến nông sản tỉnh An Giang nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí tỉnh kết nối, hợp tác với Hiệp hội Cơ khí Việt Nam để sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp chế biến

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu