Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sửa đổi Quyết định 24: Định hướng cơ chế giá điện theo tín hiệu thị trường

Việc sửa đổi Quyết định 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Quy định về thời gian, thẩm quyền điều chỉnh giá điện hàng năm và trong năm Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Vuasanca đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Hoà – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương về vấn đề này.

Mới đây, Bộ Công Thương gửi Thủ tướng về Dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Xin ông cho biết những điểm mới của Dự thảo lần này?

Dự thảo QĐ 24 về cơ chế giá điện: Làm rõ hơn vai trò của các Bộ, ngành
Ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực

Nhiệm vụ nghiên cứu sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg (Quyết định 24) đã được Bộ Công Thương thực hiện từ lâu và đã trải qua nhiều lần trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24. Về cơ bản, một số quy định chính trong Dự thảo Quyết định được kế thừa từ Quyết định 24, như về thẩm quyền điều chỉnh giá bán điện bình quân, công thức tính và nguyên tắc chính của việc điều chỉnh giá điện.

Tại Dự thảo Quyết định, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất giữ nguyên thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá điện như tại Quyết định 24, theo đó nếu giá điện cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh, từ 5% đến dưới 10% thì EVN báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận trước khi thực hiện, từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô thì Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Công thức tính toán giá bán điện bình quân tiếp tục được áp dụng tương tự Quyết định 24, trong đó ngoài chi phí sản xuất kinh doanh điện dự kiến phát sinh trong năm của các khâu trong chuỗi sản xuất - cung ứng điện (bao gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành), giá bán điện bình quân có tính đến các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện, đây là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa được tính vào giá điện ở những lần điều chỉnh trước.

Điểm mới của Dự thảo lần này so với Quyết định 24 đó là cơ chế điều chỉnh giá điện theo hướng rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 06 tháng xuống 03 tháng; quy định cụ thể về hồ sơ phương án giá điện của EVN và quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, vai trò giám sát của các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan trong quy trình xây dựng và điều chỉnh giá điện.

Việc đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện bán lẻ tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng, theo ông việc điều chỉnh này có giúp cho việc quản lý, điều hành giá điện được hiệu quả hơn hay không?

Quyết định 24 quy định giá điện được xem xét điều chỉnh theo biến động thông số đầu vào ở thời điểm tính toán so với thông số sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành. Thực tế việc điều chỉnh giá bán điện bình quân các năm qua cho thấy để giảm thiểu ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân, mức điều chỉnh thực tế có thể thấp hơn so với phương án đề xuất của EVN và so với kết quả rà soát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này dẫn đến chi phí bị dồn tích do mức điều chỉnh không đủ để thu hồi chi phí phát sinh (sẽ có nhiều khoản chi phí chưa được tính đầy đủ hoặc chưa được tính vào giá điện).

Hiện nay, chu kỳ điều chỉnh giá điện quy định tại Quyết định 24 là tối thiểu 06 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất. Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ có ý kiến về việc nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình, có thể điều chỉnh giá điện nhiều lần trong năm để tránh gây tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tới giá điện. Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 cũng đã yêu cầu một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn giai đoạn trước 2025 là điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện theo biến động thực tế của thông số đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá và rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện.

Với việc giá điện cần điều chỉnh theo lộ trình để giảm thiểu tác động tới kinh tế vĩ mô và khách hàng sử dụng điện, cần xem xét tới việc rút ngắn chu kỳ tối thiểu điều chỉnh giá điện để vừa đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN; bên cạnh đó cũng dần đưa giá điện thích ứng với sự biến động của các thông số đầu vào theo thị trường. Nội dung đề xuất này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý Dự thảo Quyết định đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá từ 06 tháng xuống 03 tháng không có nghĩa là cứ 03 tháng điều chỉnh giá điện một lần mà còn tùy thuộc vào đánh giá tác động tới kinh tế vĩ mô, cũng như tùy thuộc vào kết quả tính toán cập nhật giá điện đã đủ mức để được xem xét điều chỉnh theo quy định hay chưa.

Dự thảo QĐ 24 về cơ chế giá điện: Làm rõ hơn vai trò của các Bộ, ngành
Về cơ bản, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mang tính kế thừa

thể khẳng định, Bộ Công Thương vẫn giữ vai trò chính trong điều hành giá điện, tuy nhiên vừa qua nhiều ý kiến cho rằng việc đề cập đến trách nhiệm của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê… là chưa hợp lý vì quy định đã có. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Trước hết, tôi khẳng định, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24 có tính kế thừa và chỉ điều chỉnh một số nội dung mới cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ về thị trường năng lượng nói chung, thị trường điện nói riêng; phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập.

Và với vai trò là Bộ quản lý ngành, Bộ Công Thương vẫn giữ vai trò, trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện, cũng như là tham mưu Thủ tướng Chính phủ trong điều hành giá điện.

Trên cơ sở quy định về Quy chế làm việc của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan liên quan đã được quy định, việc tham gia quá trình xây dựng cơ chế, kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện là một trong những nhiệm vụ của các bộ, ngành.

Ở Dự thảo mới, chúng tôi chỉ làm rõ hơn (chứ không phải bổ sung) vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính có ý kiến tham gia với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giá; Tổng cục Thống kê sẽ có trách nhiệm đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô; các Bộ, cơ quan liên quan (trong đó có Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) có ý kiến tham gia đối với các nội dung liên quan trong phạm vi được phân công quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

Việc đưa vào dự thảo cũng là để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên đối với một cơ chế quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội theo tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo Chính phủ kịch bản cấp điện năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo Chính phủ kịch bản cấp điện năm 2025

Sáng ngày 19/10/2024, EVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ công tác đảm bảo cấp điện cho 3 tháng cuối năm 2024 và năm 2025.
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV dự án Trạm biến áp 500kV Chơn Thành - Bình Phước

Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV dự án Trạm biến áp 500kV Chơn Thành - Bình Phước

Đêm qua, 4 mạch của nhánh rẽ 220kV Chơn Thành thuộc Dự án Trạm biến áp 500kV Chơn Thành và đấu nối đã được đóng điện thành công.
Kinh nghiệm và công nghệ hiện đại của Thụy Điển sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành năng lượng Việt Nam

Kinh nghiệm và công nghệ hiện đại của Thụy Điển sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành năng lượng Việt Nam

Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tài, kinh nghiệm, công nghệ hiện đại do chuyên gia Thụy Điển chia sẻ mang lại nhiều giá trị cho ngành năng lượng Việt Nam.
Chuyển dịch năng lượng: Cần lưu ý đến vấn đề làm chủ công nghệ

Chuyển dịch năng lượng: Cần lưu ý đến vấn đề làm chủ công nghệ

Chuyển dịch năng lượng đang là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cần làm chủ công nghệ trong quá trình thực hiện.
Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Đến hết tháng 9/2024, ngành điện Tuyên Quang đã lắp đặt được 263.901 công tơ điện tử các loại trên tổng số 283.208 công tơ đang vận hành trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Sáng 16/10 tại Hà Nội, Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm về những nội dung cần được sửa đổi bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi).
Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

HĐND tỉnh Đồng Nai thống nhất thông qua danh mục 51 dự án để thu hồi đất, trong đó có 4 dự án đường dây điện giải toả cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.
TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện nhiều giải pháp về công tác tiết kiệm điện. Kết quả, 9 tháng năm 2024 đã tiết kiệm được 555,47 triệu kWh điện.
Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ, đồng thời đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng.
Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) vừa thông báo về việc Tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 chính thức hòa lưới điện.
PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu sự cố, đảm bảo vận hành lưới điện 110kV trong mùa mưa bão.
Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thanh Hóa đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây và trạm biến áp 110kV có mức đầu tư gần 112 tỷ đồng.
Ngành điện miền Nam chỉ đạo

Ngành điện miền Nam chỉ đạo 'nóng' sau vụ gần 76.000 khách hàng mất điện do thiết bị bay drone

Từ đầu năm đến nay, trên lưới điện do Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý, vận hành xảy ra nhiều sự cố do các thiết bị bay (drone) của người dân.
Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai đối soát thông tin khách hàng mua bán điện với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để liên kết với VNeID.
Hệ thống giám sát vận hành điện mới đang thay đổi cách chúng ta sử dụng điện ra sao?

Hệ thống giám sát vận hành điện mới đang thay đổi cách chúng ta sử dụng điện ra sao?

Hệ thống giám sát vận hành điện mới đã nâng cao hiệu quả vận hành, khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
Công ty Điện lực Phú Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh

Công ty Điện lực Phú Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh

Công ty Điện lực Phú Thọ đã và đang nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong hoạt động kinh doanh.
Điểm danh các nước có giá điện cao nhất và rẻ nhất thế giới

Điểm danh các nước có giá điện cao nhất và rẻ nhất thế giới

Sau khi điều chỉnh tăng 4,8%, với mức 2.103,1159 đồng/kWh tương đương 0,084 USD/kWh, giá điện Việt Nam hiện rẻ hay đắt?
EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024

EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để điều chỉnh giá điện tăng từ 11/10/2024, EVN dựa trên 3 cơ sở quan trọng: Chính trị, pháp lý và thực tiễn.
Giá bán lẻ điện tăng 4,8% tác động thế nào đến các nhóm khách hàng?

Giá bán lẻ điện tăng 4,8% tác động thế nào đến các nhóm khách hàng?

Chính thức từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chính thức tăng giá bán lẻ điện từ ngày 11/10/2024

Chính thức tăng giá bán lẻ điện từ ngày 11/10/2024

Chiều 11/10 tại trụ sở EVN, Bộ Công Thương và EVN đã họp công bố quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.
PC Hải Phòng sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024

PC Hải Phòng sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024

PC Hải Phòng tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Lấy khách hàng làm trung tâm

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Lấy khách hàng làm trung tâm

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đã triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Lào Cai: Hệ thống điện thiệt hại trên 53 tỷ đồng sau bão số 3

Lào Cai: Hệ thống điện thiệt hại trên 53 tỷ đồng sau bão số 3

Thống kê sơ bộ của Điện lực Lào Cai, sau bão số 3 có 1.699 cột điện bị nghiêng, gãy, đổ; 14 trạm biến áp bị hư hỏng, sụt lún, hơn 11.000 mét dây dẫn bị hư hại.
Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2023, Đoàn kiểm tra đã kết luận EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng.
Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giá điện bán ra thấp hơn so với giá thành sản xuất đã làm cho EVN năm 2023 lỗ trên 34 nghìn tỷ đồng. Vậy giải bài toán lỗ của EVN như thế nào?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động