Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Kỳ VIII: Lấp lánh than Việt Nam

Mở ra bước đột phá mới cho ngành Than, vươn tới mốc son 10 triệu tấn vào năm 2000, đáp ứng kịp thời công cuộc đổi mới đất nước, ngày 10/10/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định thành lập Tổng công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh. Lần đầu tiên, doanh nghiệp ở Việt Nam có hội đồng quản trị (ban đầu gọi là hội đồng quản lý).
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Kỳ VIII: Lấp lánh than Việt Nam
Ảnh minh họa

Sự ra đời của Tổng công ty Than là hoàn toàn mới mẻ, không tiếp quản sự bàn giao nào. Chính phủ chỉ bổ nhiệm những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, mọi sự đều phải tự lo. Nhưng mô hình tổ chức mới với cơ chế quản lý thực sự tăng quyền lực cho các doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất, kinh doanh bằng những quy định cụ thể rõ ràng, từ tiền vốn, tiền lương đến đầu tư thiết bị, giá thành, tổ chức đời sống… Dẫu rằng cơ chế mới vẫn còn nhiều bất cập, nhưng đã đáp ứng mong đợi của đông đảo công nhân cán bộ ngành Than nên bộ máy tổng công ty nhanh chóng đi vào hoạt động thuận lợi với những mũi đột phá mang tính chiến lược quan trọng. Bằng những biện pháp quyết liệt, phối hợp đồng bộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã lập lại được trật tự trong sản xuất, tiêu thụ than và tổ chức lại các doanh nghiệp theo mô hình công ty, mở rộng diện khai thác, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ và đặc biệt là đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng kịp thời sức phát triển nhanh của công nghệ khai khác tiên tiến. Cùng với việc nhanh chóng nâng cao công suất các mỏ cơ khí lộ thiên bằng những thiết bị hiện đại mới của các nước tiên tiến kết hợp với phát huy tối đa năng lực sẵn có, ngành Than đã thành công trong quá trình cơ giới hóa khá đồng bộ, nhất là cơ khí hóa khai thác hầm lò, hoàn thiện công nghệ khai thác xuống sâu, nâng cao công suất vận tải, sàng tuyển, bốc rót than và chất lượng sửa chữa cơ khí, chủ động cải tạo môi trường, nạo vét cảng biển, hoàn nguyên các khai trường và đặc biệt là xây dựng quỹ môi trường với những dự án trồng rừng, làm đường mới, phun sương dập bụi, tận thu than bùn, cải tạo đống bến, cảng chuyên dùng than, cho phép tàu trên 5 vạn tấn vào ăn than tại Cửa Ông.

Với mặt bằng hạn hẹp, không thể mở rộng thêm các nhà sàng, cầu cảng; ngành Than quyết liệt và sáng tạo trong việc cải tạo nhà sàng từ thời Pháp, nâng công suất lên gấp ba lần, cải tạo đống bến, nâng công suất bốc rót lên gấp đôi, kết hợp với chuyển tải cho các tàu cực lớn, cho phép Tuyển than Cửa Ông nâng công suất từ 5 triệu tấn theo thiết kế lên 10 triệu tấn và thực tế đã đạt 12 triệu tấn/năm, chưa cần xây thêm nhà sàng mới. Chỉ sau 3 năm, sản lượng than đã vượt qua mốc son 10 triệu tấn. Năm 1997 đạt 11,3 triệu tấn; năm 2002 đạt 15,4 triệu tấn; năm 2011 đạt 45 triệu tấn - cao hơn tổng sản lượng 50 năm thời tư bản Pháp khai thác tại Việt Nam và tiếp tục duy trì sức sản xuất.

Diện khai thác than ngày càng bị co hẹp, càng xuống sâu càng lắm khó khăn, nguy hiểm. Trước đây, mỏ Cọc Sáu mở chiến dịch hạ moong ở độ sâu âm 100-150m phải nhọc nhằn làm hệ thống phà bơm, điều cả tàu hút bùn, cả những tấm nhôm đường băng sân bay làm nền lót cho ôtô, máy xúc lấy than mà phải kéo dài suốt mấy chục năm không xong, nay chỉ cần những chiếc máy xúc gầu ngược của Nhật, xe vận tải lớn hiện đại của cả Nhật và Mỹ đã xuống sâu thêm hàng trăm mét, đưa sản lượng lên 3 triệu tấn/năm. Công tác khoan nổ cũng trở nên dễ dàng với những chiếc máy khoan xoay cầu công suất lớn, những đơn vị nổ mìn chuyên nghiệp cao và loại thuốc nổ của Tổng công ty Hóa chất mỏ sản xuất, rất phù hợp với điều kiện Việt Nam, giá thành lại rẻ và luôn chủ động, bảo đảm an toàn cao. Việc đầu tư đổi mới công nghệ mang tính đồng bộ từ khai thác đến các khâu cơ điện, cơ khí, cầu đường, sàng tuyển, bốc rót than, đường sắt, đầu tàu, toa xe trọng tải lớn cùng sự cạnh tranh lành mạnh của các đơn vị thương mại cung ứng vật tư, dịch vụ… đã thực sự tạo bước đột phá mang tính chiến lược đầy khoa học, cho phép thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng khó tính nhất trên thế giới. Sau hàng chục năm ì ạch với công suất lò chợ vài chục ngàn tấn/năm với công nghệ chống lò bằng vì gỗ, đào lò bằng cuốc chim và máy khoan thô sơ, ngành Than đã quyết tâm cơ khí hóa hầm lò thành công với những hệ thống vì thủy lực và những máy đào than tân tiến. Lò giếng đứng Mông Dương với 14km đường lò trong lòng đất đã nhanh chóng vượt gấp đôi, gấp ba công suất thiết kế. Công ty Hà Lầm đã tự tin xây dựng rất nhanh lò giếng đứng thành công với chi phí khá rẻ. Công suất lò chợ của các mỏ hầm lò khác cũng nhanh chóng nâng lên 150-250 ngàn tấn/năm.

Nhớ lại những thăng trầm của hai mươi hai năm qua, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã vượt qua nhiều “giông bão” trong lòng đất, từ sập lò, nổ khí mê tan lò Mạo Khê (1999) đến ngập nước Mông Dương với đợt mưa khủng khiếp kèm bão lớn quật đổ hệ thống rót than (2015)… Bên cạnh đó, ngành Than còn phải gồng mình vượt qua những trận cuồng phong suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng, song song với việc đầu tư cho các mỏ cơ khí lộ thiên lớn kéo dài tuổi thọ thêm hàng chục năm, nâng công suất lên 2 - 3 triệu tấn, tập đoàn đã kiên trì cơ giới hóa khai thác hầm lò với công nghệ lò đứng tiên tiến, nâng công suất lò chợ lên gấp cả chục lần. Nhiều mỏ hầm lò đã vượt qua sản lượng 1 - 2 triệu tấn/năm. Tỷ lệ than hầm lò đang dần chiếm ưu thế với gần 70% và với độ sâu trên 300-500m khi hệ số bóc đất đá quá cao, khai thác lộ thiên không còn hiệu quả, việc xây dựng những lò giếng hiện đại có công suất lớn đòi hỏi không chỉ tiền bạc đầu tư mà còn cả cách nghĩ, cách làm sáng tạo.

Thật may cho ngành Than được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - với tầm nhìn xa và mạnh mẽ quyết đoán - “bật đèn xanh” cho điện Na Dương, Cao Ngạn bừng sáng cả một vùng biên cương, cho phép ra đời Tổng công ty Điện Vinacomin, rồi Chính phủ trả Tổng công ty Cơ khí năng lượng về với Than và nhập luôn với Tổng công ty Khoáng sản để thợ mỏ cả nước là một khối thống nhất, hỗ trợ nhau vươn lên.

Kế tục công việc điều hành của các bậc đàn anh đi trước, những nhà lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản hôm nay cũng đều có thâm niên làm việc và gắn bó với nghề mỏ, luôn tỏ ra năng động, quyết đoán, tự tin với phương châm sống và hành động đúng đắn trước mọi thử thách, khó khăn. Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Minh Chuẩn, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, tự tin vào sức mạnh sáng tạo, kiên cường của 130 ngàn thợ mỏ trước những thách thức mới, dù biết chắc sẽ rất khốc liệt. Ông đã nhấn mạnh đến các biện pháp chủ lực để phát triển sản xuất, kinh doanh - đó là: Tiếp tục tái cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành quản trị phù hợp với việc hội nhập thế giới; đồng tâm, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, cải tạo tốt môi trường; tiếp tục đầu tư hiện đại mở rộng khai trường vùng than Đông Bắc, đồng thời đầu tư phát triển bể than đồng bằng sông Hồng để có thể giảm nhập khẩu than trong lâu dài, thực hiện thắng lợi quy hoạch phát triển mới đến năm 2030…

Tôi nhớ tới sự trăn trở của Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải: “Tập đoàn đang trải qua thời điểm khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, điều quan trọng là dù khó khăn đến mấy vẫn phải bảo đảm tốt đời sống cho thợ mỏ. Càng mở rộng cơ khí hóa, càng đổi mới công nghệ, sức ép về lao động càng lớn, không phải chỉ lo đào tạo mới mà phải sắp xếp thế nào với hàng ngàn lao động dôi dư đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo của cả tập đoàn”.

Làm gì để không phải nhập than? Câu hỏi này không dễ trả lời, nhưng cán bộ, công nhân ngành Than có thể tìm ra cách làm hữu hiệu cùng sự sáng suốt trong tầm nhìn của Chính phủ, của Bộ Công Thương và sự phối hợp đầy trách nhiệm của những ngành tiêu dùng nhiều than. Dù Chính phủ đang điều chỉnh cơ cấu tăng trưởng, trước mắt không quá đòi hỏi ngành khai khoáng phải tăng trưởng cao; nhưng sức tiêu dùng than cứ tăng ào ào mà không sản xuất kịp thì phải lệ thuộc vào nhập khẩu là điều có thể dẫn đến những hậu quả khó cứu vãn.

Kỷ niệm 80 năm ngày hội truyền thống cũng là dịp Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam tròn hai mươi hai tuổi.

Hai mươi hai năm qua, sản lượng than đã tăng 8 lần, có năm đã đạt trên 40 triệu tấn. Doanh thu từ sản xuất than tăng 43 lần. Thu nhập của công nhân mỏ tăng hơn 10 lần, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Năm 2016, tiêu thụ giảm, tăng trưởng âm, nhưng tăng trưởng bình quân vẫn đạt gần 40%. Ngành Than đang đứng trước những thách thức mới đầy khốc liệt về đầu tư cơ khí hiện đại khi khai thác xuống sâu đầy hiểm nguy mà chất lượng tăng trưởng và đời sống công nhân là mục tiêu không thể tách rời.

Hai mươi hai năm qua, toàn tập đoàn khai thác gần 650 triệu tấn than, bốc xúc trên 3 tỷ m3 đất đá, đào gần 5.000km đường lò đá xuyên lòng đất… Đó là những con số khổng lồ mà thời bao cấp không một ai dám mơ tới. Tuy nhiên, ngành Than Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức mới, những khó khăn lớn, nhất là tình hình tiêu thụ chững lại đang đòi hỏi những nỗ lực to lớn của toàn ngành, mà việc chiêm nghiệm lại những bài học sâu sắc từ chặng đường hai mươi hai năm để tìm ra chiến lược phát triển mới sẽ tạo ra sức mạnh đoàn kết đồng tâm, kiên cường trong những quyết sách táo bạo để vươn lên.

Vùng Mỏ - Hà Nội, cuối thu 2016

TIN LIÊN QUAN
Bút ký của Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

“Xanh hóa” môi trường vùng than

“Xanh hóa” môi trường vùng than

“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Xem thêm