Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tấm lòng thầy cô với học sinh miền núi

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thầy và trò trên cả nước đang phải học trực tuyến hoặc áp dụng các biện pháp khác để thích nghi. Đây cũng chính là lý do để Ban tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 quyết định lựa chọn đối tượng tuyên dương là các thầy cô có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy, giúp học sinh - đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 - tiếp thu kiến thức hiệu quả. Chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi Vuasanca xin được chia sẻ cùng bạn đọc những tấm lòng thầy cô như thế.

Cô giáo Tày giàu sáng tạo

Năm 2010 sau khi tốt nghiệp đại học, cô giáo dân tộc Tày - Nguyễn Thị Thanh Xuân về công tác tại Trường THPT Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đây là ngôi trường có hơn 97% học sinh là người dân tộc thiểu số, đa số các em học sinh từ các xã ra trọ học, nên điều kiện ăn, ở của các em còn gặp nhiều khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ bố mẹ.

Tấm lòng thầy cô với học sinh miền núi
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân trao đổi cùng học trò

Là giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý - môn học vẫn bị xem là khô khan, với nhiều công thức, thí nghiệm, khó hiểu, trừu tượng - nên để học sinh không ngại học Lý, cô Xuân luôn chủ động tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, biến những giờ học, kiến thức khô khan thành những tiết học vui tươi và bổ ích.

Năm 2020, do dịch bệnh COVID-19, nhiều học sinh của Trường THPT Nguyên Bình không có máy tính phải sử dụng điện thoại thông minh để học. Trong quá trình học, do đường truyền mạng không ổn định nên quá trình truyền tải và tiếp nhận kiến thức của các em chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trước tình hình này, cô Xuân đã tham mưu với Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với Trung tâm Viễn thông huyện Nguyên Bình đưa ra những gói cước ưu đãi tốc độ cao dành riêng cho học sinh khối 12 đang ôn thi tốt nghiệp THPT tại nhà trường. Đồng thời, vận động các em học sinh trong lớp đóng góp, ủng hộ tiền cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để mua các gói internet dung lượng cao phục vụ cho việc ôn tập.

Không chỉ nỗ lực biến những giờ học vật lý thành chân trời khám phá lý thú cho học sinh huyện nghèo, cô Xuân còn quan tâm đến hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Với các em có hoàn cảnh khó khăn, cô Xuân sẵn sàng trích một phần lương nhỏ bé của mình để ủng hộ các em. Tình cảm, tấm lòng của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân đã khiến cô không những được đồng nghiệp và học trò yêu mến, mà phần thưởng lớn nhất dành cho cô chính là rất nhiều học sinh của cô đã thi đỗ vào các trường đại học top đầu trong cả nước.

Vượt khó “truyền lửa” cho trò nghèo

Năm học 2018, cô giáo dân tộc Mường - Phạm Thị Tuyết tình nguyện xung phong giảng dạy ở Trường Tiểu học Vân Am 1 - vùng đặc biệt khó khăn nhất của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, cách nhà gần 30 km. Đường đến trường Vân Am 1 vô cùng khó khăn. Nhiều ngày mưa to, cô trò “vứt” la liệt xe hai bên đường, tới trường bùn đất dính từ đầu đến chân. Khó là vậy, nhưng cô Tuyết không nản trí mà càng quyết tâm để truyền lửa, thắp sáng ước mơ khát vọng cho các trò nhỏ vùng cao.

Là giáo viên chủ nhiệm, cô tìm hiểu kỹ hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em, cô tranh thủ cả những lúc ra chơi để cùng chơi, cùng học với các em. Lúc nói tiếng Mường, lúc lại nói tiếng Kinh, khi thì như người bạn, lúc thì như người chị, người mẹ… chỉ bảo cho các em cách học, các kỹ năng sống thông qua các bài học, lâu dần các em đã mạnh dạn hơn, gần gũi với cô hơn và đặc biệt là ham học hỏi.

Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cô Tuyết đã tích cực ôn luyện qua zalo, dạy online cho học sinh thường xuyên nên chất lượng giáo dục của lớp luôn dẫn đầu. Năm học 2019 - 2020, lớp cô chủ nhiệm có em Lê Yến Nhi đạt giải UPU cấp quốc gia và cũng là học sinh khối tiểu học đạt giải duy nhất toàn quốc, 1 học sinh đạt giải Nhất cấp huyện, giải Ba cấp tỉnh Cuộc thi “Tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học đạo đức lối sống dành cho học sinh phổ thông”. Năm học 2020 - 2021 cô mang về cho nhà trường và huyện nhà 30 giải Nhì, 4 giải Nhất cá nhân và 1 giải Nhất toàn đoàn cấp tỉnh Hội thi Sáo Recorder.

Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi, hành trang của cô Tuyết đến nay đã có hơn 30 bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận các cấp. Riêng với cá nhân cô giáo Phạm Thị Tuyết, cô vô cùng hạnh phúc khi đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Trường Tiểu học Vân Am 1 - ngôi trường nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, nay đã được nhiều người biết đến là một trong những trường nằm trong top đầu của ngành giáo dục huyện Ngọc Lặc.

Mai Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xem thêm