Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tầm nhìn mới phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trước đại dịch

Đại dịch COVID-19 còn cho thấy, chìa khóa để giảm thiểu tác động tiêu cực đó là quan hệ hợp tác lâu dài cùng thắng, cùng chia sẻ rủi ro đã giúp nhãn hàng và nhà cung ứng vượt qua được đại dịch.
Tam nhin moi phat trien ben vung nganh det may Viet Nam truoc dai dich hinh anh 1
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Năm 2015, ngành dệt may thế giới tiêu thụ 79 tỷ m3 nước, phát thải 1.715 triệu tấn CO2 và 92 triệu tấn chất thải. Nếu duy trì cách thức sản xuất cũ, con số này sẽ tăng ít nhất 50% vào năm 2030.

Nhận thức rõ vấn đề đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đặt ra cam kết phát triển bền vững với mục tiêu đến năm 2030 chuyển đổi xanh hóa, tạo việc làm, cải thiện đời sống người lao động Việt Nam theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, để làm được điều đó, rất cần những giải pháp và sự đồng hành của doanh nghiệp-nhãn hàng-tổ chức quốc tế.

Doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn mới

Theo ông Vũ Đức Giang-Chủ tịch VITAS, để phát triển bền vững, tham gia và cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của ngành thời trang thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng tầm nhìn mới, phải có khát vọng khẳng định vị thế của mình.

Ngành dệt may Việt Nam không cạnh tranh lao động giá rẻ mà cạnh tranh về chất lượng, công nghệ, năng suất, thời gian giao hàng, minh bạch, tiết giảm tối đa năng lượng, tài nguyên, môi trường; đầu tư công nghệ hiện đại, bắt kịp xu thế của ngành thời trang thế giới, đáp ứng chuẩn mực quốc tế về lao động và môi trường theo tư vấn của các tổ chức đánh giá toàn cầu; trong đó có Better Work; gắn kết với các nhãn hàng quốc tế trên tinh thần hợp tác cùng thắng, cùng chia sẻ trách nhiệm rủi ro.

Ông Trần Như Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty dệt Thành Công, Trưởng ban Phát triển bền vững VITAS cho rằng, trước mắt, việc đầu tư thực hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng về lâu dài uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ngày càng tốt hơn, có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư mới. Như mới đây, một cổ đông trong nước đã mua một lượng lớn cổ phiếu sau khi nhận thấy giá trị, uy tín cao của Thành Công về môi trường và lao động.

Dưới góc độ nhà nghiên cứu, Tiến sỹ Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC) cho rằng, các doanh nghiệp phải nâng cao giá trị sản xuất thì mới có được nguồn lực đầu tư cho thực hành tiêu chuẩn về lao động và môi trường; xây dựng được quan hệ trực tiếp, lâu dài với các nhãn hàng, chủ động thương lượng về chia sẻ khó khăn.

Kết quả khảo sát gần đây của ERC cho thấy, nếu doanh nghiệp chỉ làm gia công, lợi nhuận thấp, thường xuyên bị ép giá, thì không cách gì có được nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững, thậm chí rơi ra khỏi chuỗi cung ứng.

Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp, ông James Phillips - Phó Chủ tịch Tập đoàn may mặc TAL cho rằng, lợi nhuận là yếu tố đầu tiên, không có lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể tồn tại, nhưng để phát triển bền vững, lợi nhuận phải có cách thức đúng.

Tam nhin moi phat trien ben vung nganh det may Viet Nam truoc dai dich hinh anh 2

Chia sẻ “bí quyết” của TAL, ông James cho biết đó là việc tiết kiệm 1% vải và quy trình giặt khoa học. Nhà máy TAL sản xuất khoảng 2 triệu áo sơmi/năm. TAL đã xây dựng bộ phận quản lý nguyên liệu độc lập, thiết lập tiêu chuẩn riêng biệt cho từng loại vải, tối ưu hóa marker (sơ đồ cắt bàn vải), quản lý thất thoát, sử dụng phòng mẫu, chuyền nhỏ để lấp đầy hiệu suất, phân loại và tận dụng vải vụn, với chi phí trung bình 2,5 USD/yard, 1% tiết kiệm vải đã giúp TAL tiết kiệm tối thiểu 90.000 USD, 37 triệu lít nước và 64.000 kg khí CO2. Với quy trình phun ẩm, xếp tầng tái sử dụng nước… chỉ với hệ thống giặt cũ, lượng nước sử dụng cho một chiếc áo hàng công nghệ cao của TAL đã giảm từ 11 lít xuống còn 1,5 lít.

Nhưng để làm được những điều trên, ông Vũ Đức Giang cho rằng, các doanh nghiệp cần phải có nguồn lực, con người, phải coi lực lượng lao động có tay nghề là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng nguồn lực quản trị và nguồn lực sản xuất có khả năng cạnh tranh với dòng sản phẩm tương tự của các nước trong khu vực; tận dụng hiệu quả những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do mang lại bằng cách ưu tiên tìm kiếm, đầu tư và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.

Chia sẻ về việc cần phải liên kết chuỗi, ông Vũ Đức Giang cho rằng, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, liên kết chuỗi giúp các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh riêng của mình và tận dụng được thế mạnh của tập thể. Ông Giang cho biết, trong thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, nếu không có sự liên kết chuỗi của VITAS, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể thực hiện được đơn hàng lên đến hàng tỷ khẩu trang giao cho Pháp và Mỹ chỉ trong một tháng.

Đồng quan điểm, ông Trần Như Tùng cho rằng, mọi người đều biết là muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì phải đi chung với nhau. Khi các doanh nghiệp được đánh giá là phát triển bền vững sẽ mang lại giá trị cho cả ngành dệt may Việt Nam. Khi đó các nhãn hàng thế giới sẽ nhìn Việt Nam ở một con mắt khác, đơn hàng từ các quốc gia khác được chuyển sang Việt Nam là có thể xảy ra. Ông Tùng cho biết, thời gian tới, Thành Công có thể đứng ra đầu tư máy móc, công nghệ cho phòng LAB (nghiên cứu) để cùng các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được chia sẻ cho các doanh nghiệp cùng tham gia.

Nhãn hàng cần đồng hành cùng nhà cung ứng

Theo Tiến sỹ Đỗ Quỳnh Chi, khảo sát gần đây của ERC cho thấy, có đến gần 50% nhãn hàng, đặc biệt là các nhãn hàng lớn cho biết, họ chỉ mua hàng từ các nhà máy lớn, từ 1.000 lao động trở lên, vì cho rằng các nhà máy nhỏ hơn không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và trách nhiệm xã hội. Nhưng nếu không có cánh cửa nào mở ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các doanh nghiệp sẽ rơi vào chuỗi cung ứng của các discounter (các nhà kinh doanh giá rẻ) và nó sẽ dẫn đến “cuộc đua xuống đáy” cho toàn bộ ngành thời trang.

Do vậy, mặc dù, Việt Nam đã có nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng các nhãn hàng có vai trò rất quan trọng trong việc mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp; cần có chính sách tạo cơ hội, hỗ trợ các SME về công nghệ, quản lý, đặc biệt là việc thực hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững để các doanh nghiệp có thể dần đảm bảo được năng lực tham gia vào các chuỗi cung ứng bền vững. Các nhãn hàng nên hợp tác với VITAS cùng các cơ quan chức năng Việt Nam để lập danh sách các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt các tiêu chuẩn hỗ trợ.

Dẫn ví dụ về HT - một doanh nghiệp may mặc ở Quảng Nam từ chỗ chỉ có 500 công nhân năm 2008, bà Chi cho biết, sau khi nhận được sự hỗ trợ của một nhãn hàng Nhật Bản, doanh nghiệp đã phát triển lên hơn 5.000 lao động, sản xuất được các đơn hàng ODM (nhà cung ứng tham gia ngay từ khâu thiết kế) cho nhãn hàng Nhật Bản và Mỹ.

Ngoài ra, theo bà Đỗ Quỳnh Chi, đại dịch COVID-19 còn cho thấy, chìa khóa để giảm thiểu tác động tiêu cực đó là quan hệ hợp tác lâu dài cùng thắng, cùng chia sẻ rủi ro đã giúp nhãn hàng và nhà cung ứng vượt qua được đại dịch. Do vậy, các nhãn hàng cần ưu tiên mua hàng từ các nhà máy tuân thủ và cải thiện tốt về lao động, môi trường; chia sẻ chi phí tuân thủ và cải thiện; rà soát việc thực hành mua sắm xem có tác động tiêu cực đối với khả năng tuân thủ của nhà máy hay không thì mới có thể khuyển khích, tạo nguồn lực cho nhà cung ứng tái đầu tư, thực hiện tốt các tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Tam nhin moi phat trien ben vung nganh det may Viet Nam truoc dai dich hinh anh 3
May hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty may Hưng Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Về vấn đề này, ông Vũ Đức Giang và ông Trần Như Tùng cho biết, trong năm 2020, con số hủy đơn hàng đã lên đến gần 200 triệu USD. Nhiều nhãn hàng vẫn chưa có sự liên kết giữa chính sách mua hàng với năng lực tuân thủ của nhà máy, thậm chí còn mua hàng nhiều hơn ở những nhà cung ứng tuân thủ kém hơn. Cuộc chơi cần có sự công bằng trong mức tối thiểu. Các nhãn hàng cần chia sẻ thực hành mua hàng có trách nhiệm với các doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy, nền công nghiệp thời trang thế giới mới có cơ hội phát triển bền vững, người tiêu dùng có được sản phẩm phù hợp với xu thế, với khả năng tài chính.

Theo ông Vũ Đức Giang, các tổ chức quốc tế muốn giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững cần hiểu rằng, lý do các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển bền vững chính là lãi suất và lãi suất đó phải thấp hơn lãi suất ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam không cần cho vay mua máy móc, xây dựng nhà xưởng, mà cần các tổ chức quốc tế cho vay phát triển môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo …

Ông Trần Như Tùng chia sẻ, việc các tổ chức tài chính quốc tế yêu cầu mức đầu tư phải từ 100 triệu USD mới hỗ trợ lãi suất là chưa phù hợp. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 100 triệu USD cho dệt may là không nhiều, chỉ có vài doanh nghiệp FDI là có thể đáp ứng. Ngay cả Tập đoàn Thành Công năm nào cũng đầu tư, nhưng năm nay cũng chỉ đầu tư khoảng 15 triệu USD.

Do vậy, các tổ chức tài chính quốc tế nên có những định mức hợp lý hơn cho doanh nghiệp Việt Nam như: đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể là vài ba trăm nghìn USD, lớn hơn thì 5-7 triệu hay 15-20 triệu USD. Nếu không hỗ trợ như vậy, buộc các doanh nghiệp phải vay ngân hàng thương mại, lãi suất cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận, khiến doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn là muốn đầu tư nhưng tiền ở đâu, lấy ở đâu để thanh toán nợ, làm sao còn sức để phát triển bền vững.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam đã kiểm tra công tác chuẩn bị đánh giá hệ thống phục vụ sản xuất chính thức trong khuôn khổ dự án vải chống cháy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động