Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 03:46

Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, đã đến lúc doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA).

May comple tại Tổng công ty May 10.

 - Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt trên 11 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính của cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam vẫn vấp phải nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và chưa đạt được kết quả xứng với tiềm năng.

Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng nguyên vật liệu cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, công tác marketing của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, điều này lý giải nguyên nhân vì sao dệt may Việt Nam chưa có chỗ đứng cao trên thị trường thế giới.

Tại buổi hội thảo giới thiệu về Chuỗi cung ứng dệt may Asean tại Hà Nội do Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tổ chức hôm qua (10/3/2011), ông Chris Koh- thành viên Hội đồng Tư vấn của SAFSA cho rằng, sở dĩ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên tham gia vào Chuỗi ứng dệt may ASEAN bởi trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các nhà nhập khẩu không phải chọn doanh nghiệp đưa ra giá thấp nhất mà họ lựa chọn những doanh nghiệp có thể cung ứng một sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, bao gồm cả giao hàng nhanh và chuỗi cung ứng hiệu quả, tin cậy.

Hiện nay, các DN trong ngành dệt may Việt Nam chưa đẩy mạnh được việc xuất khẩu là do hầu hết sản phẩm dệt may là gia công. Ông Chris Koh cho biết, Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) được hình thành trên cơ sở liên kết các nhà máy dệt và nhà máy may của khu vực thành một nhóm để nâng cao chất lượng và uy tín các sản phẩm của ngành dệt may toàn khu vực khi gia nhập vào thị trường dệt may hiện đại của thế giới. Với chuỗi cung ứng này, cả bên cung cấp và khách hàng đều có lợi. Các nhà cung cấp sẽ chuyển dần từ gia công sản phẩm đơn thuần sang sản xuất dịch vụ trọn gói, nắm bắt chính xác thị hiếu của khách hàng, chủ động về thời gian, có quyền chọn khách hàng phù hợp với dịch vụ mình cung cấp nhất… Trong khi đó, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, có nhiều sự lựa chọn về các nhà cung ứng dịch vụ hơn. Ông Chris Koh khẳng định, tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may sẽ cao hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp “đơn thương độc mã” trên thị trường rộng lớn của thế giới.

Tại buổi hội thảo, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đều cho rằng, đã đến lúc, ngành dệt may Việt Nam cần tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, đưa dệt may Việt Nam lên một tầm cao mới. Chị Cao Thị Kim Oanh- phòng thị trường Tổng công ty May 10- chia sẻ, hiện nay công tác quảng bá thương hiệu và marketing của doanh nghiệp Việt Nam còn kém, chủ yếu là khách hàng nước ngoài tự tìm đến. Do vậy, tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường được khả năng cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới.

Một vấn đề mà các doanh nghiệp còn băn khoăn là chi phí để có thể tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN không hề nhỏ với chi phí ban đầu đánh giá chất lượng là 1.750 USD cho một lần Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng SAFSA, 1.500 USD cho một lần đánh giá việc Tuân thủ bộ Quy tắc ứng xử SAFSA, và chi phí hội viên 500 USD/tháng. Nhưng theo Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Nguyễn Thị Thanh Huyền, nếu so với lợi ích mà việc tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN mang lại cho doanh nghiệp thì có lẽ chi phí như vậy không phải là quá cao.

Kim Liên

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất