Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:04

Tăng cường quản lý địa bàn, mạnh tay chặn đường cát nhập lậu

Tình trạng vận chuyển, kinh doanh đường cát nhập lậu cho dấu hiệu gia tăng, nhất là tại một số tỉnh khu vực Tây Nam.

Góp phần giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường cát trong nước, những tháng gần đây, thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó đặc biệt chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã xây dựng các kế hoạch triển khai, thực hiện và tăng cường tối đa lực lượng nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt trên khâu lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

Phát hiện, thu giữ hàng trăm tấn đường lậu

Thời gian qua, tình trạng vận chuyển, kinh doanh đường cát nhập lậu cho dấu hiệu gia tăng. Tại một số tỉnh khu vực Tây Nam, số lượng hàng hóa vi phạm, được phát hiện, thu giữ ngày càng lớn với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trước đây, các đối tượng buôn lậu sử dụng hình thức sang chiết đường lậu vào những bao nhỏ, vận chuyển ban đêm để tránh phát hiện, thì nay, theo lực lượng chức năng, các đối tượng chở đường cát lậu công khai bằng xe tải lớn để đưa vào thị trường trong nước.

Có trường hợp, những bao đường cát bán tại các cửa hàng vẫn còn nguyên bao, nhãn mác chữ nước ngoài. Hay đường cát lậu sau khi tập kết được gỡ bỏ bao bì của nước sản xuất rồi sử dụng bao bì, nhãn mác hoặc in theo mẫu bao bì nhãn mác của nhà máy, công ty đường trong nước mang đi tiêu thụ. Tinh vi hơn nữa, đường cát lậu còn được các đối tượng hợp thức hóa khi vận chuyển, kinh doanh để qua mặt cơ quan chức năng dưới nhiều hình thức như: sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; sử dụng vận đơn nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch... để tuồn đi tiêu thụ.

Toàn bộ số đường cát Thái Lan đều không có giấy tờ hợp lệ

Tính riêng trong 8 tháng năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên đã kiểm tra và tạm giữ 132 tấn đường cát, trong đó tịch thu và bán thanh lý hơn 30 tấn, số còn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Gần đây nhất, ngày 16/8, Đội Quản lý thị trường số 1 (Đội cơ động) - Cục Quản lý thị trường Phú Yên đã phối hợp với Công an tỉnh tiến hành dừng và khám hai ô tô tải 1 xe đang vận chuyển 34 tấn đường cát và và 1 xe vận chuyển 45 tấn đường cát. Toàn bộ 79 tấn đường cát vận chuyển trên hai xe ô tô là loại đường được đóng bao loại 50 kg/bao, trên bao bì có in chữ nước ngoài. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe đã cung cấp một số hóa đơn, chứng từ kèm theo. Tuy nhiên qua kiểm tra, đối chiếu các thông tin hóa đơn, chứng từ được cung cấp không phù hợp với hàng hóa thực tế. Hiện, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường Long An, 5 tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý thị trường Long An đã phát hiện, bắt giữ 4 trường hợp vận chuyển đường cát do nước ngoài sản xuất nhập lậu, tạm giữ 20.500 kg đường cát. Đã xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp với tổng số tiền 170 triệu đồng, xử lý tịch thu 13.000 kg đường cát. Điển hình, cuối tháng 5, Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Long An đã ngăn chặn 02 xe ô tô tải vận chuyển trên 150 bao đường cát với tổng trọng lượng 7,5 tấn do nước ngoài sản xuất. Toàn bộ số đường cát trên có nhãn bằng tiếng nước ngoài (THAILAND WHITE SUGAD) và người điều khiển phương tiện không xuất trình được các giấy tờ có liên quan đến toàn bộ số lượng đường cát trên.

Cũng trong tháng 5/2022, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa đối với một Công ty kinh doanh 15 tấn đường cát vi phạm nhãn hàng hóa. Ngày 8/4, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với phòng Cảnh sát kinh tế tiến hành khám phương tiện xe ô tô tải phát hiện đang vận chuyển 300 bao đường cát do Thái Lan sản xuất với tổng trọng lượng là 15 tấn có giá trị ước tính khoảng 300.000.000 đồng. Trong tổng số 300 bao đường cát được vận chuyển trên phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện 52 bao đường nhãn hiệu KSL do Thái Lan sản xuất nhập khẩu vào Việt Nam nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt và 248 bao đường có nhãn hàng hóa thể hiện không đầy đủ ngày, tháng, năm sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa.

Đường cát nhập lậu bị thu giữ ở Long An

Tăng cường quản lý địa bàn, xử lý đường cát nhập lậu

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), nguồn gốc của đường nhập lậu là từ Thái Lan. Từ tháng 12/2021 đến nay, các hoạt động mua bán đường nhập lậu tăng đột biến tại các khu vực biên giới Tây Nam khi biên giới được nới lỏng sau khi Covid-19 được kiểm soát. Đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rất rẻ do không phải đóng thuế phòng vệ thương mại 47,64% như đối với đường nhập khẩu chính ngạch.

Hiện giá đường trắng nhập lậu vào nước ta chỉ ở mức 16.400 - 16.800 đồng/kg, thấp hơn giá đường vàng trong nước. Cùng với đường từ vụ ép 2021-2022 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu, các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên các loại đường giá rẻ có nguồn gốc nhập khẩu đặc biệt là đường lậu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.

Trước tình trạng đường nhập lậu vẫn diễn ra phổ biến, quy mô lớn, Hiệp hội Mía đường đề xuất các cơ chế kiểm tra giám sát cả ở cấp trung ương và địa phương cần quyết liệt hơn, bao gồm cả việc xử phạt nghiêm minh đối với các hình thức vi phạm, kể cả đối với cán bộ quản lý.

Thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, cài cắm cơ sở và phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn để kiểm tra, xử lý hoạt động buôn bán, vận chuyển đường cát nhập lậu. Trước đó, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận trương mại trên các lĩnh vực quản lý đặc biệt là công tác chống buôn bán, vận chuyển mặt hàng đường cát nhập lậu nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024