Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh theo tín hiệu thị trường

Tín dụng quý 1/2022 đã có mức tăng trên 5%, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một chỉ dấu cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, để dòng vốn đi đúng địa chỉ và việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Tăng trưởng tín dụng gấp 2 lần cùng kỳ

Đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,04%, so với cùng kỳ năm 2021 (2,16%) tăng hơn 2,3 lần. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được quản lý chặt chẽ. “Cùng với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong khôi phục nền kinh tế, kết quả tăng trưởng tín dụng đạt được như trên là dấu hiệu tích cực trong khôi phục phát triển của các doanh nghiệp”- Phó Thống đốc khẳng định.

Thực tế, 3 tháng đầu năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao không chỉ do các doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất từ các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 01 của Chính phủ mà còn bởi NHNN tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành đã tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi vay, hỗ trợ nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm nay, mặt bằng lãi suất có biến động do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng nhưng mức điều chỉnh không quá lớn. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm; vay sản xuất, kinh doanh thông thường từ 7 - 10,5%/năm (ngắn hạn), 8,5 - 12,7%/năm (trung và dài hạn); cho vay tiêu dùng 7 - 11,5%/năm (ngắn hạn), 8,5 - 13%/năm (trung và dài hạn).

Tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh theo tín hiệu thị trường
Quý 1/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,04%, so với cùng kỳ năm 2021 tăng hơn 2,3 lần

Các ngân hàng thương mại cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đơn cử như “nhóm ngân hàng big 4” như Vietcombank dành 49.000 tỷ đồng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất 5,6-8,3%/năm kéo dài đến đầu năm 2023; BIDV cũng đã triển khai gói vay 100.000 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động, lãi suất ngắn hạn từ 5%-5,5%/năm; Agribank có chương trình cho vay ngắn hạn bằng VND doanh nghiệp lớn lãi suất 4%/năm, kéo dài đến hết năm nay.

Một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần khác như ABBank, LienVietPostBank, NamABank, MSB… cũng có các gói tín dụng từ vài nghìn tỷ đồng đến hàng chục nghìn tỷ đồng dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất từ 7,29%/năm đến 7,5%/năm.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất bê tông có trụ sở tại Hà Nội chia sẻ, chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ và sự phục hồi của nền kinh tế đã giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng khôi phục được gần như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, ciệc các ngân hàng thương mại hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi thực sự là lực đẩy rất tích cực cho quá trình hồi phục và phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng của quý 1/2022 đạt được là rất cao so với các năm trước. Năm 2022, NHNN đặt mục tiêu điều hành tăng trưởng tín dụng là 14%. Tuy nhiên mục tiêu này có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy tình hình thực tế, có thể sẽ tăng lên, cũng có thể giảm xuống sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát.

Xử lý nợ xấu vẫn “vướng”

Cùng với tăng trưởng tín dụng thì xử lý nợ xấu luôn là vấn đề “nóng” không chỉ của ngành ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế. 5 năm qua, việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42).

Theo lãnh đạo NHNN, từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội ban hành đã tác động rất tích cực. Số nợ xấu đã được xử lý, giải quyết trong những năm qua thông qua Nghị quyết 42 là 380.000 tỷ đồng.

Đây là khối lượng vốn rất lớn đã được quay vòng và tái tạo đầu tư trở lại nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết được nhiều lãng phí xã hội, nhất là những tài sản thế chấp trong những khoản nợ khi đã đưa vào nợ xấu thì được giải quyết, xử lý tích cực, tránh hao mòn tự nhiên, hư hỏng hoặc tài sản đóng băng. Nghị quyết 42 có lợi ích không chỉ với xã hội mà còn lợi ích với cả ngân hàng và các doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, mặc dù thời gian qua các ngân hàng đã nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, nhưng không thể chủ quan bởi bao phủ nợ xấu chưa tính đến các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa được xử lý, các khoản nợ xấu tiềm ẩn từ nợ tái cơ cấu và khả năng chuyển các khoản nợ từ nhóm 1,2 thành nợ xấu do điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi trong thời gian tới (tỷ lệ nợ xấu gộp cao gấp 3,8 lần tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2021).

Lãnh đạo NHNN cho biết, sau 5 năm Nghị quyết 42 hết thời hạn hiệu lực, NHNN thấy rằng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, cần có một luật liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế, không chỉ xử lý nợ xấu của riêng ngành ngân hàng.

NHNN đã đề xuất báo cáo Chính phủ nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có Luật Xử lý nợ xấu phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tác động ban hành Luật. “Nếu không kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 thì sẽ có một số khoản nợ thuộc đối tượng trong Nghị quyết 42 mà không có cơ sở pháp lý để triển khai, đây sẽ là khó khăn cho những khoản nợ đó”- lãnh đạo NHNN bày tỏ.

Do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong suốt 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên nợ xấu được dự báo sẽ xuất hiện trong thời gian. Vì vậy, việc tiếp tục kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 làm cơ sở pháp lý để xử lý những khoản nợ đó sẽ tạo ra sự tích cực, lợi ích chung cho doanh nghiệp, cho xã hội và ngành ngân hàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã chấp thuận và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm thủ tục cũng như nghiên cứu đánh giá cho phép kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 trong thời gian tới.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank Thăng Long đồng hành cùng doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024

VietinBank Thăng Long đồng hành cùng doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2024

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Ngân hàng TMCP Bắc Á – 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên app HDBank

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên app HDBank

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam'

Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Xem thêm