Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới

Chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới tổ chức ngày 16/8/2021 theo hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra những tiềm năng, lợi thế của việc thu hút đầu tư, đồng thời đưa ra 8 nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 3 tuyến biên giới

Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế khu vực biên giới, Vụ trưởng Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh cho biết, thời gian qua, việc phát triển kinh tế khu vực biên giới đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh đầy khó khăn, các tỉnh biên giới đã chủ động, tích cực khắc phục, nỗ lực vươn lên, vừa bảo đảm an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế tại khu vực biên giới.

Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Bộ Công Thương tới 25 tỉnh biên giới trên cả nước

Kinh tế các tỉnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương. Nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2020, 15/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước. 6 tháng đầu năm 2021, 20/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Trong đó nhiều tỉnh tăng trưởng với tốc độ 2 con số. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn khu vực vực biên giới tiếp tục phát triển, 2/3 số tỉnh có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nông lâm thủy sản tăng trưởng ở mức khá.

Quan hệ qua biên giới được các tỉnh biên giới, chính quyền khu vực biên giới duy trì tốt thông qua các cơ chế giao lưu, làm việc định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi duy trì mô hình thông quan phòng dịch, bảo đảm thương mại qua biên giới không bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19. Bước đầu, một số hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại tại khu vực biên giới đã được hình thành như hệ thống khu kinh tế cửa khẩu và cụm công nghiệp.

“Đến nay, đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động với tổng diện tích là 8.799ha; tương ứng chiếm 36,6% số lượng và 39,4% diện tích các cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước”- Vụ trưởng Lê Hoàng Oanh thông tin.

Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi Lê Hoàng Oanh cho biết, Việt Nam hiện có 26 khu kinh tế cửa khẩu trên 3 tuyến biên giới

Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế khu vực biên giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó kinh tế - xã hội các vùng biên giới còn chậm phát triển, so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới nói riêng và của cả nước nói chung. Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, chưa áp dụng tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ. Sản xuất công nghiệp chưa tạo ra sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh yếu.

Kim ngạch thương mại biên giới năm 2020 đạt 30 tỷ USD, chỉ chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch thương mại của cả nước nói chung và trong tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào, Campuchia nói riêng (21,5%). Hạ tầng thương mại biên giới hiện chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân của các khó khăn hạn chế nêu trên gồm: Công tác quy hoạch đầu tư phát triển tại các tỉnh biên giới nói chung và khu vực biên giới nói riêng còn nhiều bất cập về chất lượng quy hoạch, thiếu tính dự báo, thiếu căn cứ lập kế hoạch. Cơ chế chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng thương mại biên giới còn nhiều bất cập, chưa có nhiều ưu đãi đột phá nên khó thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Việc chưa kịp thời nâng cấp, mở mới các cửa khẩu, lối mở biên giới để theo kịp với nhu cầu giao thương giữa khu vực biên giới và các nước láng giềng cũng là một nguyên nhân hạn chế phần nào phát triển kinh tế của khu vực biên giới. Một số địa phương chưa nắm chắc và thực hiện đúng các quy định liên quan của Chính phủ liên quan đến quản lý cửa khẩu nên công tác xin phép, triển khai mở mới, nâng cấp cửa khẩu còn mất nhiều thời gian.

Địa phương hiến kế

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương có đường biên giới đã thẳng thắn trao đổi, phân tích sâu hơn những khó khăn, tồn tại và trình bày chi tiết, làm rõ hơn các kiến nghị, đề xuất của địa phương nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực biên giới phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Ông Bùi Văn Khắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết, Quảng Ninh hiện đang chú trọng phát triển công nghiệp ở khu vực biên giới. Theo đó vào tháng 10 tới đây tỉnh sẽ khởi công cảng Vạn Ninh có thể đón tàu 2 vạn tấn vào. Tỉnh cũng định hướng phát triển công nghiệp xanh, tăng nhanh công nghiệp chế tạo, công nghiệp thông minh. Đồng thời phát triển các khu công nghiệp theo mô hình “3 trong 1”: khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ.

Bà Đặng Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - nhìn nhận, trong phát triển loại hình cửa khẩu hiện vẫn còn vênh giữa văn bản và thực tế. Bà Liên đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện pháp lý cho phát triển kinh tế khu vực biên giới, đồng thời duy trì kênh thông tin đa chiều.

“Cần lựa chọn mặt hàng xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc để từ đó để quy hoạch vùng trồng, đồng thời thúc đẩy hạ tầng thương mại tương thích với khu vực biên giới”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh.

Ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đặt vấn đề cần tích cực lồng ghép hạ tầng giao thông giữa trung ương và địa phương. Cùng với đó cần nhìn nhận khu kinh tế cửa khẩu ở tầm khu kinh tế khu vực biên giới. Xây dựng được kết nối hành lang kinh tế cửa khẩu trên cả nước.

Đại diện một số tỉnh biên giới cũng mong muốn có được hỗ trợ của Trung ương, của Bộ Công Thương về tăng cường kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng logistics, nâng cấp các cặp cửa khẩu, xúc tiến thương mại, phân cấp nhiều hơn cho các địa phương, xây dựng chợ đầu mối xuất khẩu...

Từ góc độ quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, hiện là thời điểm “nâng chất” phát triển kinh tế khu vực biên giới bởi 3 lý do: thuận lợi trong phân mốc toàn tuyến biên giới; quan hệ tích cực với các nước bạn; 25 địa phương duy trì cơ chế chặt chẽ, thường xuyên với 3 nước có chung tuyến biên giới. Ông Vũ cho rằng, cần sớm có được những nghiên cứu “căn cơ” hơn về hệ thống các cửa khẩu đồng thời cần luôn duy trì cơ chế thông tin đa chiều để phát triển kinh tế cửa khẩu. Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống đề xuất các tỉnh có biên giới cần nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tỉnh trong đó có quy hoạch khu cửa khẩu.

Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng cần có những nghiên cứu cơ bản hơn về hệ thống các cửa khẩu
Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống đề xuất đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch các tỉnh
Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Đại diện Bộ GTVT thông tin về tình hình các dự án hạ tầng giao thông

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải và đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương đã phản hồi, trao đổi lại đối với các kiến nghị của địa phương trên tinh thần đồng hành, hỗ trợ các tỉnh biên giới phát triển.

8 nhóm giải pháp phát triển kinh tế khu vực biên giới

Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định, mặc dù còn nhiều khó khăn vướng mắc thậm chí là hạn chế, yếu kém, ngay cả khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế tại các tỉnh khu vực biên giới, nhất là khu vực biên giới cửa khẩu vẫn duy trì mức tăng trưởng dương. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của các tỉnh biên giới dần khá ổn định và tăng cao. Sản xuất nông, lâm thủy sản ở khu vực biên giới phát triển khá, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm hàng thiết yếu cho người dân trong đại dịch.

Tạo không gian mới để phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh 8 nhóm giải pháp phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới

Phối hợp khá tốt với các nước bạn trong quản lý, điều hành hoạt động của các cửa khẩu. Linh hoạt vận dụng các quy định để kéo dài thời gian thông quan, mở thêm lối thông quan cho xuất khẩu hàng nông sản không bị ùn ứ. Các tỉnh biên giới đã cùng Bộ Công Thương và các Bộ, ngành trao đổi, đàm phán… với các Bộ, ngành, địa phương nước bạn để thông quan phòng dịch, không làm gián đoạn các hoạt động xuất nhập khẩu.

“Các địa phương biên giới đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị, không có xung đột. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm phòng chống Covid-19 được thực hiện khá nghiêm túc, hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được đầu tư, nhất là hạ tầng về giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và hệ thống chợ, trung tâm thương mại, hạ tầng điện, nước và dịch vụ viễn thông, du lịch… Hệ thống chính trị tại các khu vực biên giới, cửa khẩu tiếp tục được củng cố, phát huy.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới như: Trình độ phát triển chênh lệch; kinh tế xã hội vùng biên giới còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý khi kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo ở khu vực biên giới; công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung kém phát triển, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu; thương mại tiểu ngạch vẫn là chủ yếu.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp ở khu vực biên giới tuy là ngành chủ đạo nhưng còn rất manh mún, tự phát, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung; chưa áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hoá, nhất là hàng hoá xuất khẩu, chưa quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm và hình thành chuỗi liên kêt sản xuất, tiêu thụ. Quy mô thương mại còn quá nhỏ so với tổng kim ngạch thương mại của cả nước. Năm 2020, đạt 30 tỷ USD, tương đương 5,5% tổng kim ngạch của cả nước, bằng 21,5% tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào, Campuchia; hạ tầng công nghiệp, thương mại khu vực biên giới nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm năng phát triển.

Đặc biệt, có nơi chưa tương xứng với quy mô, tốc độ đầu tư của nước bạn. Hiện tại, hạ tầng thương mại hiện đại rất thiếu (như trung tâm logistics), các hạ tầng thương mại biên giới (như kho hàng, chợ, trung tâm thương mại) phân bố không đều và không đủ năng lực phục vụ lúc cao điểm.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những tồn tại kể trên xuất phát từ một số nguyên nhân. Trong đó, có các nguyên nhân khách quan như: Thiếu vốn cho đầu tư phát triển (chủ yếu nhà nước ít, dàn trải); kết cấu hạ tầng giao thông thiếu và xuống cấp; tâm lý e ngại (nhất là tư nhân) đầu tư vào khu vực biên giới (rủi ro, lợi thế cạnh tranh thấp…).

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng còn thiếu quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch kém, thiếu tầm nhìn dài hạn; công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch hạn chế; thiếu chủ trương nhất quán, cơ chế chính sách hợp lý đủ mạnh để phát triển khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng kinh tế, thương mại biên giới. Cùng với đó, công tác đầu tư quản lý cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu phát triển: Việc nâng cấp, mở mới cửa khẩu, lối mở biên giới chậm; thủ tục cấp phép, thông quan còn rườm rà; áp dụng công nghệ trong quản lý cửa khẩu còn hạn chế.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan, cũng như thống nhất các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra tiềm năng, lợi thế của việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế ở khu vực này là: Khai thác thị trường hơn 1,5 tỷ dân Trung Quốc; khai thác thị trường ASEAN và thị trường các nước có các FTA mà Việt Nam là thành viên. Bộ trưởng nhấn mạnh 8 nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp – thương mại trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, khẩn trương tích hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Đồng thời, triển khai Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển công nghiệp – thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu… tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực và tương thích với quy hoạch, đầu tư phát triển của nước bạn.

Thứ hai, cần nghiên cứu đề xuất chính sách hoặc ban hành chính sách địa phương đủ sức hấp dẫn, đồng bộ, khả thi để thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội nhất là đô thị và công nghiệp thương mại nhất là đầu tư tư nhân. Huy động nguồn lực xã hội và khai thác quỹ đất, lợi thế kinh doanh thương mại tại vùng biên giới…

Thứ ba, cần ưu tiên bố trí phân bổ vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước, viễn thông và hạ tầng thương mại dịch vụ.

Thứ tư, tận dụng tốt quan hệ qua biên giới và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nước để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao… phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Thứ năm, kịp thời, chủ động trong việc đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới.

Thứ sáu, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch. Hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới.

Thứ bảy, có cơ chế, chính sách thật hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghiệp lớn cả trong và ngoài nước, đầu tư vào khu vực biên giới để tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới của đất nước.

Thứ tám, cần chú trọng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh cho thương mại biên giới phát triển.

Về những kiến nghị của địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương đã nhận được hơn 200 kiến nghị cụ thể, chi tiết của 25 tỉnh biên giới liên quan đến các nhóm vấn đề: mở mới, nâng cấp cửa khẩu, đầu tư hệ thống giao thông, đầu tư hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, phát triển điện năng; phát triển công nghiệp. Ngay sau hội nghị, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp để báo cáo Trung ương, Chính phủ có chủ trương và cơ chế chính sách cụ thể.

Liên quan đến cơ chế phối hợp, Bộ trưởng đề nghị cần áp dụng chế độ thông tin thường xuyên giữa Bộ Công Thương và 25 tỉnh để Bộ kịp thời báo cáo Chinh phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. “Cố gắng duy trì 1 năm ít nhất 1 lần để có dịp kiểm điểm việc thực hiện ở các địa phương và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Quang Lộc - Cấn Dũng

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Sáng 14/11, UBND tỉnh Long An phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024 (lần II).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, phát triển khu thương mại tự do là cơ hội để ngành logistics Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vietnam Foodexpo 2024 mang đến những cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác tiềm năng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển bền vững.
Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Ngày 11/11, tại Thụy Điển, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gặp gỡ, trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, khu vực châu Á – châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC).
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động