Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 13:02

Tạo vị thế cho ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử Việt Nam có vị thế khá lớn khi lọt top 15 quốc gia XK điện tử lớn nhất thế giới và dẫn đầu giá trị trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam.

Giá trị nội địa gia tăng

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Mặc dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà ngành điện tử vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu.

Sản xuất linh kiện điện tử có tốc tăng trưởng khá cao

Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố mới nhất, nửa đầu tháng 3/2023 có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. Đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 2,22 tỷ USD. Tiếp đến là điện thoại và linh kiện đạt 1,75 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,57 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,23 tỷ USD.

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, năm 2022, ngành điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so năm 2021 và chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý, ngành điện tử Việt Nam hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti-vi, máy giặt, điện thoại, máy in…

Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, mầu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của ngành điện tử chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

Nhìn nhận về ngành điện tử, bà Đỗ Thị Thúy Hương Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, với những đột phá trên chứng tỏ đóng góp của ngành điện tử vào giá trị xuất khẩu cũng như cân đối cán cân thương mại cho cả nước là tương đối quan trọng. Điều đó cho thấy tỷ trọng xuất siêu của điện tử tăng dần so với các năm trước đó. Giá trị gia tăng cộng thêm cho sản xuất trong nước càng ngày càng gia tăng thêm. Có được kết quả này là do chính sách đúng đắn của Chính phủ và Bộ trong việc thu hút đầu tư FDI một cách phù hợp và chọn lọc.

Ngoài việc được tạo thuận lợi trong hỗ trợ chính sách, theo bà Hương, việc duy trì điểm sáng kinh tế hàng năm của công nghiệp điện tử còn đến từ việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp điện tử có đà và khởi sắc hơn trong những năm gần đây.

Tuy nhiên có một thực tế, công nghiệp điện tử cũng đang phụ thuộc quá lớn vào khối ngoại khi có đến 95% kim ngạch xuất khẩu đang thuộc về các doanh nghiệp FDI. Năng lực doanh nghiệp nội địa vẫn hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu nên thị trường điện-điện tử dân dụng trong nước hiện đa phần do thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng linh kiện ngoại; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử dù đã tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, các sản phẩm điện tử thường có tuổi thọ tương đối ngắn, thường xuyên thay đổi tính năng và mẫu mã, trong khi năng lực của doanh nghiệp trong nước hạn chế, không đủ nguồn lực để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như thương hiệu. Vì vậy, các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao vẫn phụ thuộc vào chuỗi sản xuất nước ngoài.

Hình thành mạng lưới doanh nghiệp nội địa đóng vai trò dẫn dắt thị trường

Trong bối cảnh thị trường chung biến động, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang thị trường thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phụ thuộc vào một quốc gia. Ðây là cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như trình độ sản xuất và công nghệ.

Tuy nhiên, những thách thức mà ngành điện tử đang phải đối mặt đòi hỏi Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút FDI có chọn lọc để tận dụng hiệu quả làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam; tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh số hóa; tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp có triển vọng trong lĩnh vực điện tử phát triển, từ đó đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, nhất là các sản phẩm điện- điện tử gia dụng.

Nêu giải pháp, ông Phạm Tuấn Anh nhận định, trong thời gian tới, cần xây dựng một chiến lược hỗ trợ dài hơi, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành từ việc lắp ráp đơn giản sang sản xuất, chế tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ðầu tiên, cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm như màn hình, chất bán dẫn và linh kiện điện tử quan trọng. Nguồn lực để sản xuất các sản phẩm có vòng đời lâu dài như vậy đòi hỏi đầu tư lớn, mất thời gian 10-20 năm, nhưng đầu tư liên tục là cần thiết để cải thiện năng lực sản xuất, khoa học công nghệ, góp phần tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao cũng như tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, cần phát triển ngành điện tử hài hòa cả phần cứng, phần mềm để tạo nền tảng cho đổi mới sáng tạo; tập trung hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua hợp tác chung giữa tập đoàn lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng cho hay, Hiệp hội cũng đã tiếp nhận nhiều yêu cầu kết nối với các đối tác Bắc Mỹ, đặc biệt ở Canada. Thông qua Đại sứ quán và Thương vụ đã hỗ trợ kết nối khá thành công với các đối tác Canada trong việc thiết lập một chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Hầu hết các đối tác không chỉ tìm kiếm doanh nghiệp đơn lẻ mà tìm theo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ kho hàng, logistic, bao bì, đóng gói, linh kiện điện tử. Gần đây, hãng Boeing cũng mong muốn thiết lập một chuỗi cung ứng, một hệ sinh thái sản xuất của Boieng Việt Nam. Điều này cho thấy năng lực cung ứng của doanh nghiệp nội địa đã ngày càng tăng lên và nhận được sự tin tưởng của nhiều tập đoàn tên tuổi của thế giới.

Để tạo cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử phát triển, Bộ Công Thương đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng, góp phần giúp daonh nghiệp trong nước gắn kết với các tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm