Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thái Bình: Đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Trước một số khó khăn còn tồn tại, lãnh đạo Sở Công Thương Thái Bình đã đề xuất giải pháp tạo thuận lợi cho quản lý và phát triển cụm công nghiệp.
Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc Thái Bình: Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2023

Công tác quản lý đã đi vào nền nếp

Ông Bùi Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình cho hay: Xây dựng và phát triển cụm công nghiệp là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về Quản lý, phát triển cụm công nghiệp, tỉnh Thái Bình đã thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch và xây dựng Phương án phát triển cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Phương án này được xây dựng theo hướng tập trung vào khu vực tiềm năng, đáp ứng nhu cầu của người lao động về sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư. Địa phương cũng xác định xây dựng một số cụm công nghiệp phát triển hiện đại, chuyên ngành, có tính liên kết trong vùng, quy mô lớn và có sức cạnh tranh quốc tế.

Có thể nói, từ khi Nghị định 68, Nghị định 66 được ban hành và đi vào thực thi, Thái Bình đã hạn chế được tình trạng phân tán và hình thành được mạng lưới sản xuất công nghiệp tập trung. Những cụm công nghiệp có doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Từ đó, góp phần đầy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp toàn tỉnh, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

Về mặt quản lý, Thái Bình đã xây dựng Quy chế quản lý cụm công nghiệp trong đó phân định rõ trách nhiệm của Sở Công Thương, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện và ban hành tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.. “Nhờ đó, công tác quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước đi vào nền nếp”, ông Bùi Đức Hạnh nói.

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp
Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngoài chính sách ưu đãi theo Nghị định 66, Nghị định 68, Thái Bình cũng có chính sách khuyến khích khác phát triển cụm công nghiệp, như hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải …Nhưng cơ chế này có hiệu lực đến năm 2020, hiện tỉnh đã giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành khác để tiếp tục tham mưu xây dựng chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Còn đó những khó khăn, đề xuất giải pháp tháo gỡ

Bên cạnh những thuận lợi trong triển khai, ông Bùi Đức Hạnh cũng cho hay: Công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp của Thái Bình vẫn gặp một số khó khăn. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh đang có 3 mô hình chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp do cấp huyện làm chủ đầu tư và quản lý, có 17 cụm; cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và quản lý, có 18 cụm; cụm công nghiệp phần diện tích cũ do UBND huyện quản lý, phần mở rộng do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và quản lý. Do vậy, trong quá trình triển khai tổ chức, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp gặp một số vướng mắc.

Cụ thể, những cụm công nghiệp do huyện quản lý và đầu tư hạ tầng ngân sách các cấp khó khăn việc đầu tưxây dựng hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khu xử lý chất thải chưa đầu tư hoàn chỉnh.

Cụm công nghiệp được quy hoạch chủ yếu trên đất lúa, khi triển khai nhiều cụm chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp và chưa có quyết định trong kỳ quy hoạch nên khó khăn trong thực hiện.

Nhiều cụm công nghiệp chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nên khó hấp dẫn được nhà đầu tư thứ cấp.

Bên cạnh đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn. Có một số cụm công nghiệp tại một số nơi chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân có đất phải thu hồi do giá đền bù đất trong cụm công nghiệp thấp hơn ở ngoài.

Việc chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp do Hội đồng cấp tỉnh lựa chọn theo tiêu chí nhưng vẫn có trường hợp 2 nhà đầu tư bằng điểm nên khó trong lựa chọn.

Về thủ tục đầu tư, theo Luật đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư nhưng theo Nghị định 68 nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục này nên vướng mắc trong phối hợp thực hiện ở địa phương.

Một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được nhà đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhưng quy định hiện nay không cho phép xây dựng nhà ở cho chuyên gia, người lao động trong phạm vi cụm công nghiệp nên rất khó khăn cho lưu trú của người lao động, nhất là lao động ngoài tỉnh.

Với những vướng mắc của Thái Bình, trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp Bộ Công Thương đã tiếp thu ý kiến của địa phương và sửa đổi, giải quyết được một phần.

Tuy nhiên, một số nội dung cần làm rõ để thuận lợi hơn cho Thái Bình cũng như các địa phương khác triển khai thực hiện. Trong đó, Dự thảo Nghị định nên quy định chi tiết hơn các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp để thuận lợi xác định tính chất nghành nghề khi thu hút đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.

Khái niệm tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp, qua thực tiễn đề nghị sửa thành tỷ lệ diện tích đất của cụm công nghiệp và diện tích đất dịch vụ cho sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; cân nhắc tỷ lệ lấp đầy trên địa bàn huyện phải đạt 50% mới đủ điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp.

Về lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng, trong trường hợp có 2 nhà đầu tư bằng điểm, đề xuất chọn 2 điểm ưu tiên là năng lực kinh nghiệm và kế hoạch tài chính, nhà đầu tư nào có điểm cao hơn thì được chọn.

Lãnh đạo Sở Công Thương Thái Bình cũng đề nghị: Hiện 1 số cụm công nghiệp do huyện quản lý không thể chuyển giao được nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện, Bộ Công Thương nghiên cứu đề nghị Chính phủ có kinh phí hỗ trợ hoàn thiện hạng mục này và bổ sung chỉ tiêu đất cho phát triển cụm công nghiệp.

Đề nghị Chính phủ uỷ quyền cho UBND tỉnh quyết định việc chuyển đổi mục địch sử dụng đất, bởi quy định hiện nay mất rất nhiều thời gian. “Chúng tôi đã có trường hợp mất đến 3 năm không hoàn thành, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của doanh nghiệp”, ông Bùi Đức Hạnh cho hay.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương tỉnh Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Tỉnh Thái Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn, hạn chế trong công tác thu hút đầu tư, quyết tâm biến tỉnh trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư.
Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Trước nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, người dân thành phố Đà Nẵng chủ động chèn chống nhà cửa để đảm bảo an toàn.
Quảng Trị: Chuẩn bị cho các phương án ứng phó thiên tai

Quảng Trị: Chuẩn bị cho các phương án ứng phó thiên tai

Tỉnh Quảng Trị đã lên nhiều tình huống và phương án đối phó với thiên tai, UBND tỉnh cũng đã trích ngân sách của tỉnh hơn 4,5 tỷ đồng để dự trữ hàng hoá.
Bình Thuận: Phổ biến quy định về kiểm dịch với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Bình Thuận: Phổ biến quy định về kiểm dịch với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II Bình Thuận tổ chứctập huấn quy định về kiểm dịch thực vật đối với rau quả xuất khẩu sang thị trường EU.
Quảng Nam: Mưa lớn, học sinh nghỉ học ngày 19/9

Quảng Nam: Mưa lớn, học sinh nghỉ học ngày 19/9

Học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nghỉ học ngày 19/9 để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ.

Tin cùng chuyên mục

TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi phần diện tích đất mà Công ty Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco đang sử dụng vào ngày 25/9.
Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa

Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa

TP. Đà Nẵng chốt chặn và cấm người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường Hoàng Sa từ 17h00 ngày 18/9 để đảm bảo an toàn.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Nghệ An phải ra công điện khẩn

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Nghệ An phải ra công điện khẩn

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa có Công điện số 37 ngày 18/9/2024 về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Sở Công Thương Quảng Bình lên phương án triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Mệnh lệnh từ tâm - Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai

Mệnh lệnh từ tâm - Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai

“Mệnh lệnh từ tâm”, cùng cả nước hướng về các tỉnh bị thảm họa thiên tai do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Tập đoàn Sao Mai, đã ủng hộ 2,5 tỷ đồng.
Tích cực hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ cá lồng, khôi phục sản xuất sau bão lũ

Tích cực hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ cá lồng, khôi phục sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cá lồng bè cho người dân Hải Dương để giảm bớt thiệt hại, sớm ổn định lại sản xuất đang được các cơ quan chức năng tích cực triển khai.
Đà Nẵng: Ngư dân dầm mưa kéo tàu, thuyền lên bờ tránh bão số 4

Đà Nẵng: Ngư dân dầm mưa kéo tàu, thuyền lên bờ tránh bão số 4

Ngư dân Đà Nẵng đang khẩn trương kéo tàu, thuyền lên đường tập kết, chằng néo trước khi bão số 4 đổ bộ.
Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ phát động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đi qua, để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Nhằm ổn định đời sống người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy nhanh tiến độ khôi phục kinh tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Quảng Bình: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc

Quảng Bình: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc

Trong 2 ngày 17-18/9, UBND huyện Lệ Thủy tiến hành cưỡng chế thu hồi đất các hộ gia đình không phối hợp bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đường cao tốc.
Một huyện ở Hưng Yên tước 94 bằng lái xe của cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Một huyện ở Hưng Yên tước 94 bằng lái xe của cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Công an huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Đà Nẵng: Mưa lớn, học sinh nghỉ học chiều 18/9 và ngày 19/9

Đà Nẵng: Mưa lớn, học sinh nghỉ học chiều 18/9 và ngày 19/9

Mưa lớn kéo dài, TP. Đà Nẵng cho học trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học chiều ngày 18/9/2024 và cả ngày 19/9/2024.
Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Hơn 10 nhà dân thuộc 2 xã Phú Hồ, Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế bị tốc mái do lốc xoáy lúc rạng sáng.
Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương phòng, chống dịch sau lũ và lên các phương án để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn

Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn

Người dân và du khách tại TP. Đà Nẵng có thể theo dõi lượng mưa và mức ngập nước tại các trạm đo mưa và điểm, đường ngập trên địa bàn để chủ động di chuyển.
Quảng Bình: Tổ chức cấm biển, chuẩn bị các biện pháp ứng phó thiên tai

Quảng Bình: Tổ chức cấm biển, chuẩn bị các biện pháp ứng phó thiên tai

Quảng Bình cấm biển bắt đầu từ 0h00 ngày 19/9/2024 cho đến khi biển an toàn, không còn cảnh báo rủi ro thiên tai theo dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn.
Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

24 giờ qua, tại Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, dự báo những ngày tới, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn mưa rất to, cảnh báo ngập lụt nhiều nơi.
Mưa lớn, Đà Nẵng ngập, người dân bì bõm dắt bộ xe

Mưa lớn, Đà Nẵng ngập, người dân bì bõm dắt bộ xe

Mưa lớn từ rạng sáng 18/9 kéo dài đến hiện tại khiến nhiều tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập cục bộ. Nhiều người dân phải dắt bộ xe máy hoặc đi lên lề.
Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Tỉnh Quảng Ngãi cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động