Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thái Bình: Khu công nghiệp Liên Hà Thái thu hút thêm một dự án 100 triệu USD

Tập đoàn đồ uống lớn nhất tại Hàn Quốc là HiteJinro vừa quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Thái Bình).
Xây dựng Khu công nghiệp VSIP Thái Bình với diện tích hơn 300ha, vốn đầu tư 212 triệu USD Thái Bình: Thu hút thêm 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 270 triệu USD Thái Bình: 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,6%

Vừa qua, tại trụ sở UBND tỉnh Thái Bình, Công ty Cổ phần Green i-Park (nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái) và Tập đoàn HiteJinro (Hàn Quốc) đã ký kết thỏa thuận cho thuê lại đất và cơ sở hạ tầng (MOU) với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD.

Chứng kiến buổi lễ ký kết có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Bình và ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương.

Theo đó, sau khoảng thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng môi trường đầu tư tại tỉnh Thái Bình và Khu công nghiệp Liên Hà Thái, Tập đoàn HiteJinro đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ uống với tổng mức đầu tư dự kiến 100 triệu USD trên diện tích 8,2 ha.

Thái Bình: Khu công nghiệp Liên Hà Thái thu hút thêm một dự án 100 triệu USD
Lãnh đạo Công ty cổ phần Green i - Park và lãnh đạo Tập đoàn HiteJinro (Hàn Quốc) ký kết thỏa thuận thuê lại đất và cơ sở hạ tầng dưới sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh Thái Bình. Ảnh: K.D

Được biết, HiteJinro là tập đoàn đồ uống lớn nhất tại Hàn Quốc, được thành lập vào năm 2011 dưới sự hợp nhất giữa Jinro (công ty có lịch sử hơn 97 năm sản xuất rượu Soju) và Hite Brewery (công ty với hơn 88 năm lịch sử sản xuất bia của Hàn Quốc). Cho đến nay, Hite Jinro có 62 chi nhánh trong nước, 6 công ty con và 6 pháp nhân trực thuộc ở nước ngoài.

Không chỉ sở hữu công nghệ vượt trội, Tập đoàn HiteJinro luôn được xem là đơn vị tiên phong dẫn đầu trong việc chuyển đổi nhà máy xanh thân thiện với môi trường và luôn được đánh giá cao trong hệ thống quản lý kinh doanh ESG (Environmental, Social and Governance - tức môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).

Thái Bình: Khu công nghiệp Liên Hà Thái thu hút thêm một dự án 100 triệu USD
Đại diện Tập đoàn HiteJinro phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh: K.D

Đại diện HiteJinro khẳng định, tập đoàn được công nhận là một trong những doanh nghiệp xanh hàng đầu tại Hàn Quốc, là cố vấn về công nghệ môi trường cho nhiều công ty đang hoạt động trong và ngoài nước. Luôn đi đầu trong việc tìm tòi và hỗ trợ các hệ thống nhà máy thân thiện với môi trường như giảm thiểu ô nhiễm, quản lý nước thải, tái chế rác thải và giảm phát thải carbon, đồng thời cũng tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong việc bảo tồn nguồn nước sạch.

Với tiềm năng về kỹ thuật khoa học hiện có cũng như năng lực của mình, lãnh đạo HiteJinro tự tin vào khả năng có thể góp phần cùng chủ đầu tư hạ tầng Green i - Park xây dựng Liên Hà Thái trở thành Khu liên hợp công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường cùng những kỹ thuật công nghệ mới nhất hàng đầu thế giới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của Thái Bình.

Đồng thời, việc Tập đoàn HiteJinro đầu tư sản xuất kinh doanh tại Green iP-1 sẽ đóng góp giá trị lớn cho ngân sách hàng năm của Thái Bình thông qua nguồn thu thuế thu nhập và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thái Bình: Khu công nghiệp Liên Hà Thái thu hút thêm một dự án 100 triệu USD
Đại diện Công ty Cổ phần Green i-Park phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh: K.D

Việc Tập đoàn HiteJinro lựa chọn Khu công nghiệp Liên Hà Thái là địa điểm đầu tư dự án lớn một lần nữa khẳng định đây là địa bàn chiến lược cho các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới đến hợp tác đầu tư cùng phát triển.

Với sự đầu tư dự án nhà máy của Tập đoàn HiteJinro, Green i - Park đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là tiền đề để thu hút các dự án lớn đầu tư vào Thái Bình.

Trước đó, vào ngày 4/10, UBND tỉnh Thái Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái gồm dự án nhà máy Pegavision Việt Nam, dự án Công ty TNHH Công nghệ Goodway Việt Nam và dự án nhà máy Longstar Lighting Thái Bình với tổng vốn đầu tư 270 triệu USD.

Thái Bình: Khu công nghiệp Liên Hà Thái thu hút thêm một dự án 100 triệu USD
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: K.D

‏Khu công nghiệp Liên Hà Thái được quy hoạch nằm trong Khu Kinh tế Thái Bình thuộc địa bàn xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với tổng diện tích đất là 588,84 ha.‏

‏Đây là khu công nghiệp đầu tiên thuộc Khu kinh tế Thái Bình và là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành. Tính đến nay, khu công nghiệp này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài có dự án đã đi vào hoạt động như: Công ty Lotes (Đài Loan); Công ty Ohsung Vina, Công ty Jin Yang (Hàn Quốc),...

Ngoài ra, có 2 dự án dự kiến đi vào sản xuất cuối năm nay là của Công ty Greenwork (Mỹ) và công ty Nam Tài (Singapore).

Trung Du
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam đã kiểm tra công tác chuẩn bị đánh giá hệ thống phục vụ sản xuất chính thức trong khuôn khổ dự án vải chống cháy.
Dệt may Việt Nam tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng dệt kim

Dệt may Việt Nam tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng dệt kim

Bằng việc khép kín chuỗi sản xuất dệt kim, Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói riêng, ngành dệt may nói chung đã tiến lên một bước trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam

Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam

Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex được vận hành hiện thực mục tiêu một điểm đến, mở tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may.
Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính

Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính

Các quy định về phát triển bền vững được ban hành ngày càng nhiều tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, buộc DN da giầy phải đẩy nhanh lộ trình xanh hóa.
Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác công nghiệp với các nước EU là rất lớn

Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác công nghiệp với các nước EU là rất lớn

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho rằng, việc thành lập trung tâm đủ năng lực cấp chứng chỉ sản phẩm cơ khí chế tạo từ nguồn năng lượng sạch là quan trọng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động