Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 14:41

Thái Bình lên tiếng về việc xóa bỏ Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã lên tiếng về việc biến Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải thành đô thị, sân golf, dịch vụ...

Liên quan đến thông tin tỉnh Thái Bình biến Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải thành đô thị, sân golf, dịch vụ, nghỉ dưỡng... trao đổi với phóng viên VOV. VN sáng 17/8, ông Đinh Vĩnh Thuỵ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, phần diện tích hiện nay ban hành theo quyết định 731/QĐ-UBND được UBND tỉnh Thái Bình xác định là khu rừng đặc dụng lấy tên là "Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải".

Ông Đinh Vĩnh Thuỵ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình

Bản đồ khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải ban hành theo quyết định 731 chỉ còn 1.320ha.

Với quyết định này thì việc quản lý sẽ dựa theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng, theo đó thẩm quyền điều xác lập quy hoạch rừng thuộc UBND tỉnh. Theo quy hoạch khu kinh tế đã được phê duyệt sẽ chồng lấn 300 ha diện tích rừng đặc dụng. Do đó đã được tỉnh điều chỉnh đưa ra khỏi Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020.

"Khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải với mục tiêu mong muốn là bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Hồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan như biến đổi khí hậu, người dân làm ao, đầm nuôi trồng thủy sản... nên diện tích rừng ngập mặn ở đây không những không phát triển mà còn bị thu hẹp xuống còn hơn 980 ha cùng với đó là mức độ đa dạng sinh học không còn được như trước. Vì vậy nên tỉnh mong muốn thay đổi hướng phát triển để đem lại hiệu quả lớn hơn", ông Đinh Vĩnh Thuỵ chia sẻ.

Ngoài ra, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình cho rằng hiện nay, với tiềm năng lợi thế ven biển, có tuyến đường bộ ven biển chạy qua kết nối với cảng nước sâu Lạch Huyện, sân bay Cát Bi (Hải Phòng), đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nên tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp, kinh tế hướng biển.

"Do đó cần phải nhanh chóng hình thành vùng kinh tế ven biển để tạo ra sự phát triển đột phá của Thái Bình, để sớm đưa Thái Bình trở thành một tỉnh phát triển của khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tinh thần mà nghị quyết đã đề ra", ông Đinh Vĩnh Thuỵ chia sẻ thêm.

Theo Khung Pháp lý của Mạng lưới Toàn cầu các khu dự trữ sinh quyển thế giới quy định các khu khu dự trữ sinh quyển cần đáp ứng 7 tiêu chí trong đó tiêu chí thứ 4 và thứ 5 là có diện tích đủ lớn để thực hiện ba chức năng của khu khu dự trữ sinh quyển (gồm chức năng bảo tồn, phát triển và hỗ trợ) và được phân vùng cụ thể nhằm thực hiện ba chức năng (gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp).

Theo UBND tỉnh Thái Bình, hiện diện tích rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chỉ còn hơn 900ha (năm 2023).

Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước liên tỉnh ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng (gọi tắt là khu DTSQ châu thổ sông Hồng) được UNESCO công nhận năm 2004 gồm 2 vùng lõi là vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải nằm trên địa bàn 6 huyện (Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Tiền Hải, Thái Thụy và Kim Sơn) thuộc 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Việc diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải giảm gần 90% ảnh hưởng tới việc đáp ứng các tiêu chí của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

Khu dự trữ sinh quyển này cần đệ trình báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm lần thứ 2 lên Ban Thư ký Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) thuộc tổ chức UNESCO trước ngày 30/9/2024. Trên cơ sở báo cáo đánh giá định kỳ, Hội đồng Điều phối Liên Chính phủ Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB ICC) sẽ quyết định Khu DTSQ có tiếp tục đáp ứng các tiêu chí và đảm bảo các chức năng hay không, nếu không đáp ứng MAB ICC sẽ có khuyến nghị tới chính phủ quốc gia và Ban Quản lý Khu DTSQ và đưa vào danh sách đề nghị rút danh hiệu.

Tỉnh Thái Bình sẽ "xóa sổ" khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải?

Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định 731, xác định vị trí, quy mô diện tích, ranh giới khu rừng đặc dụng tại ba xã ven biển Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, còn gọi là khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (gọi tắt khu bảo tồn).

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải - một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.

Theo quyết định, quy mô diện tích của khu bảo tồn chỉ còn 1.320ha, bao gồm 632ha đất có rừng ngập mặn và 688ha đất chưa có rừng. Vị trí của khu bảo tồn nằm ở vùng ngoài đê biển của thuộc ba xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh của huyện Tiền Hải.

Trước đó, ngày 26/9/2014, UBND tỉnh Thái Bình có quyết định 2159 về việc phê duyệt đề án và xác lập khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Quyết định này xác lập quy mô khu bảo tồn là 12.500ha, gồm 1.430ha rừng, 11.050ha đất ngập nước và bãi bồi.

Quyết định 2159 cũng xác lập vị trí của khu bảo tồn nằm ở tả ngạn cửa Ba Lạt thuộc huyện Tiền Hải, ranh giới phía Tây giáp đê thuộc các xã Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh. Phía Nam Khu bảo tồn là sông Hồng, phía Đông là dải cồn cát cao Cồn Vành, Cồn Thủ từ cửa Ba Lạt đến cửa Lân, tiếp giáp với biển. Như vậy với Quyết định 731, Thái Bình đã thu hẹp, gần như “xóa sổ” khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải khi giảm quy mô từ 12.500 ha xuống còn 1.320ha.

Quyết định 731 cũng thu hẹp đáng kể diện tích rừng đặc dụng của khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Theo quyết định 2159, tại thời điểm năm 2014, khi xác lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, diện tích rừng tại đây là 1.450ha. Do đặc điểm sự sống của rừng ngập mặn phụ thuộc vào thủy triều và chân triều nên những năm qua, diện tích rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn có nhiều biến đổi.

Hiện trạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

Theo Quyết định số 484 ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh Thái Bình về công bố hiện trạng rừng tỉnh Thái Bình năm 2022, khu vực 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh của huyện Tiền Hải có diện tích đất rừng trong quy hoạch lâm nghiệp là 989,37ha, còn lại là đất chưa có rừng, gồm sông, lạch, đầm nuôi thủy sản, cồn cát và vùng biển nước sâu. Như vậy, với Quyết định 731, khoảng 357,37ha rừng có nguy cơ bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải sẽ thành đô thị, sân golf?

Một trong những căn cứ để UBND tỉnh Thái Bình đưa ra Quyết định 731 (thu hẹp phần lớn diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải) là để phù hợp với Quyết định 1486 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ngày 28/10/2019 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định này, khu kinh tế Thái Bình có quy mô trên 30.583ha, gồm 30 xã, một thị trấn của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, trong đó phần phía Đông giáp Biển Đông hơn 50km, phía Bắc giáp thành phố Hải Phòng qua sông Hóa, phía Nam và Tây Nam giáp với Nam Định qua sông Hồng, phía Tây giáp các xã còn lại của huyện Thái Thụy và Tiền Hải.

Theo Quyết định 731 của UBND tỉnh Thái Bình khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng) bị thu hẹp từ 12.500 ha xuống còn 1.320ha

Khu kinh tế bao phủ hầu hết các xã ven biển của tỉnh Thái Bình, gồm cả Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh, nơi có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Theo Quyết định 1486, đến năm 2040, toàn bộ diện tích đất 30.583ha của khu kinh tế Thái Bình sẽ được dùng vào các mục đích như khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, khu du lịch, dịch vụ tập trung, khu dân dụng đô thị, khu dân cư nông thôn, đất phục vụ các công trình hạ tầng, đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Theo Quyết định 731, bao quanh khu bảo tồn thiên nhiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là các dự án phát triển kinh tế -xã hội. Cụ thể, phía Bắc, Nam và Đông của khu bảo tồn giáp quy hoạch khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ, phía Tây sẽ giáp Quy hoạch khu nuôi trồng thủy hải sản công nghệ cao.

vov.vn
Bài viết cùng chủ đề: UBND tỉnh Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau