Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Tham tán thương mại được xem như “cánh tay nối dài” của Bộ Công Thương cũng như của Việt Nam tại thị trường nước ngoài; góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... Đặc biệt, hệ thống Thương vụ và các Tham tán thương mại đã nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với ý thức trách nhiệm cao, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương trong 70 năm qua.
Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới
Quảng bá hàng Việt tại Hoa Kỳ

Ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại Việt nam tại Anh (kiêm nhiệm Ireland): Đồng hành cùng doanh nghiệp

Ở bất cứ giai đoạn nào, Thương vụ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và trở thành cánh tay nối dài của doanh nghiệp tại nước ngoài.

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Thương vụ đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy các Hiệp định thương mại tự do. Thương vụ cũng thường tổ chức diễn đàn thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia hội chợ quốc tế để sản phẩm Việt Nam tiếp cận thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nhân nước ngoài luôn coi Thương vụ là địa chỉ tin cậy để họ tìm đến khi muốn nhập khẩu sản phẩm Việt Nam từ những doanh nghiệp có uy tín. Thương vụ cũng là cơ quan cung cấp thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp lý, tập quán kinh doanh của thị trường… Trong kỷ nguyên internet và thương mại điện tử, Thương vụ còn giúp doanh nghiệp trong nước xác minh uy tín của đối tác nước ngoài để phòng tránh nguy cơ lừa đảo và rủi ro tài chính.

Tuy vậy, khó khăn lớn nhất của Thương vụ có lẽ là trách nhiệm “bà mối”. Nếu doanh nghiệp Việt Nam do Thương vụ giới thiệu giao hàng không đúng cam kết (chất lượng kém, số lượng thiếu hay thời gian chậm) thì doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài sẽ khiếu kiện và không tin tưởng Thương vụ. Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài phá sản hay không thanh toán đầy đủ tiền hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam có thể “bắt đền Thương vụ”.

Đối với Thương vụ Việt Nam tại Anh (kiêm nhiệm Ireland), năm 2020, Thương vụ đã cùng với các đơn vị trong nước (Vụ Thị trường Âu - Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) tích cực ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức các chương trình giao thương trực tuyến. Thương vụ đã chủ động khuyến nghị Bộ Thương mại quốc tế và Bộ Giao thông vận tại Anh quốc có các biện pháp tăng tốc giải phóng container tại các hải cảng. Thời gian tới, Thương vụ sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tham gia giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp nhập khẩu sở tại.

Ông Bùi Huy Sơn – Tham tán công sứ, tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ: Góp phần thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Kể từ khi thành lập năm 1998, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, bên cạnh việc theo dõi, cập nhật chính sách ở nước sở tại, còn thường xuyên, liên tục, tạo điều kiện cho nhiều lượt doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác, góp phần thúc đẩy thương mại song phương. Trong tiến trình này, Thương vụ luôn nỗ lực hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong nước với cộng đồng doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của hơn 2 triệu kiều bào và qua đó mở rộng tiếp cận thị trường này.

Thành tựu rõ nét nhất là kết quả tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam sang Hoa Kỳ, giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam những năm gần đây. Theo Tổng cục Thống kê của Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng qua các năm từ 38 tỷ USD (năm 2015) lên 79,6 tỷ USD năm 2020.

Góp phần vào kết quả nêu trên, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, như: Tổ chức những hoạt động kết nối giao thương thông qua các đoàn xúc tiến thương mại từ Việt Nam sang Hoa Kỳ; đưa thông tin tìm kiếm bạn hàng lên trang web của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (//www.vntousa.org/) để doanh nghiệp hai nước có các thông tin kết nối; xây dựng quan hệ hợp tác mật thiết với các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại Hoa Kỳ để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm bạn hàng. Đồng thời, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu các nhà xuất/ nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ để hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam khi có nhu cầu; quảng bá các thông tin về các hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong nước tới các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Hoa Kỳ…

Năm 2020, Hoa Kỳ đã chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Thương vụ đã chủ động phối hợp với các đối tác Hoa Kỳ khai thác các công cụ trực tuyến trong công tác tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp. Thương vụ sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, giao dịch trực tuyến, ưu tiên khai thác thế mạnh của trang tin điện tử của Thương vụ nhằm quảng bá thông tin về thị trường và doanh nghiệp Việt Nam tới đối tác Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tích cực tổ chức hàng loạt hoạt động gặp gỡ, trao đổi trực tuyến, giúp vươn tới các đối tác ở những vùng miền xa xôi mà trong điều kiện thông thường khó có thể gặp trực tiếp…

Ông Phạm Khắc Tuyên – Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận kênh thương mại điện tử Hàn Quốc

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Việt Nam - Hàn Quốc có quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp. Ấn tượng tốt về đất nước, con người, văn hóa và sản phẩm Việt Nam của người dân, doanh nghiệp Hàn Quốc là những điều kiện thuận lợi để Thương vụ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, gặp gỡ đối tác, tìm kiếm bạn hàng tại địa bàn. Tuy nhiên, năm 2020 và những tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, tiếp xúc… đã làm gián đoạn nguồn cung, hạn chế dòng thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trước bối cảnh đó, Thương vụ Hàn Quốc chủ động bám sát các chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, triển khai các nội dung đã thống nhất tại Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp (UBHH) Việt Nam - Hàn Quốc về hợp tác năng lượng, công nghiệp và thương mại và Kỳ họp lần thứ 4 UBHH thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận kênh thương mại điện tử Hàn Quốc; tiếp tục tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia để quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại chuyên ngành ở Hàn Quốc mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu; hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng của Hàn Quốc tổ chức các đoàn giao thương giữa hai nước; tham gia và tổ chức những sự kiện kinh tế thương mại tại Việt Nam và Hàn Quốc; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp thương mại với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Ông Vũ Anh Sơn – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha, Monaco và Andorra): Khơi mở hàng Việt vào Pháp

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Pháp là thị trường nhập khẩu lớn, cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam vào châu Âu. Đặc biệt, mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Pháp được kỳ vọng sẽ phát triển theo chiều sâu nhờ vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, Thương vụ Pháp đã có sự chuẩn bị và hoạt động nhằm “khơi mở” cho hàng Việt vào Pháp.

Cụ thể, xây dựng các báo cáo thị trường, ngành hàng và cập nhật thông tin nhanh chóng, đầy đủ là một nhiệm vụ quan trọng.

Thông qua các báo cáo nghiên cứu, Thương vụ phối hợp với Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, đưa ra các khuyến nghị kịp thời lên lãnh đạo Bộ, đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong mối quan hệ thương mại song phương và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng liên lạc với Thương vụ, Thương vụ đã lập trang thông tin facebook "Thương vụ Việt Nam tại Pháp" và thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, thương mại và các vấn đề nổi bật khác tại nước sở tại.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại luôn đóng vai trò trọng tâm trong các hoạt động của Thương vụ. Nhờ vị trí địa lý trung tâm của Pháp tại châu Âu với số lượng lớn các hội chợ quốc tế chuyên ngành và đa ngành diễn ra trên toàn nước Pháp, Thương vụ chủ động đổi mới các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại địa bàn phụ trách; tổ chức quảng bá hàng Việt Nam theo kênh chợ đầu mối, người mua sỉ và hệ thống phân phối. Thương vụ Pháp tăng cường phối hợp với các đơn vị nhằm tổ chức nhiều buổi kết nối trực tuyến doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trong thời gian qua.

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, Thương vụ cũng tập trung vào nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết các tranh chấp thương mại, cũng như các hoạt động xác minh thông tin đối tác... Đặc biệt, xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ các doanh nghiệp Việt Nam do có đối tác chậm/không thanh toán.

Ông Hoàng Đức Nhuận – Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Mali, Senegal, Niger, Gambia, Tunisia): Luôn phân tích tình hình thị trường

Nếu như những năm 60, trao đổi thương mại giữa hai nước gần như chưa có gì ngoài một số sản phẩm của Việt Nam là những quyển số, bút máy, bút chì và vải do trẻ em Việt Nam tặng cho trẻ em Algeria thì ngày nay nhiều mặt hàng của nước ta đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này như cà phê, tiêu, gạo, thủy sản, giày dép, hàng dệt may, sắt thép… Cụ thể, từ năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia Bắc Phi này đã có những bước tiến đáng kể, đạt mức cao nhất là 300 triệu USD năm 2017. Ngoài thương mại, hai nước đã mở rộng hợp tác sang lĩnh vực đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí tại Algeria.

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Về khuôn khổ pháp lý, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 2/1994, Hiệp định Tương trợ tư pháp về thương mại và dân sự (2010). Đầu tháng 4/2014, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Cục Xúc tiến xuất khẩu Algeria cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Để hiện thực hóa các cam kết, Thương vụ Việt Nam tại Algeria luôn quan tâm đến việc phân tích tình hình thị trường, chính sách quản lý xuất nhập khẩu, kinh tế-thương mại, công nghiệp và đầu tư tác động đến Việt Nam và đề xuất giải pháp, đối sách; tổ chức trưng bày hàng hóa xuất nhập khẩu, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội các nhà nhập khẩu, lập hồ sơ thương nhân, nắm bắt nhu cầu để đề xuất biện pháp xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường sở tại cũng như các thị trường kiêm nhiệm. Ngoài ra, Thương vụ cũng thường xuyên cung cấp thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và hỗ trợ các đoàn công tác và doanh nghiệp sang công tác tại địa bàn; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo quy định của luật pháp quốc tế...

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động xuất nhập khẩu song phương gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, Thương vụ đã tích cực phối hợp với các cơ quan Bộ Công Thương như Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hàng chục hội nghị, hội thảo giới thiệu thị trường các nước Algeria, Senegal, khu vực châu Phi-Trung Đông, thị trường Tây Phi, Bắc Phi, các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi... dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt cơ quan, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh các hội chợ, triển lãm quốc tế truyền thống tại Algeria chưa mở lại, Thương vụ cũng đến làm việc với Công ty Tổ chức sự kiện, triển lãm và thương mại Andalus (TSEE) để vận động dành gian hàng trực tuyến miễn phí cho doanh nghiệp Việt Nam.

Từ nay đến cuối năm 2021, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức một số hội nghị, diễn đàn giao thương trực tuyến với Algeria, Tunisia, xuất bản sách giới thiệu thị trường Algeria, Senegal, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế online, tăng cường giới thiệu cơ hội kinh doanh, đầu tư, xác minh đối tác, thúc đẩy việc thành lập Hội đồng kinh doanh Việt Nam-Algeria, hoàn thiện khung pháp lý về thương mại và đầu tư với các địa bàn phụ trách…

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán thương mại – Thương vụ Việt nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu: Đa dạng các giải pháp kết nối

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới nói chung và khu vực Bắc Âu nói riêng. Tuy nhiên, một điểm sáng trong thời gian qua là Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Việt Nam bắt đầu được hưởng ưu đãi về thuế kể từ ngày 1/8/2020.

Trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen đó, công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh được Thương vụ đặc biệt ưu tiên, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tuyến.

Năm 2020, Thương vụ đã xây dựng website tiếng Việt cho doanh nghiệp Việt Nam, facebook với hơn 10.000 người theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến hơn 3.000 doanh nghiệp Bắc Âu theo ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; xuất bản 7 cuốn sách điện tử tiếng Việt về thị trường các nước Bắc Âu, 2 cuốn sách điện tử tiếng Anh về mặt hàng rau, quả và thủy sản của Việt Nam và 10 ấn phẩm truyền thông khác bằng tiếng Anh nhằm quảng bá cho hàng hóa Việt Nam. Thương vụ cũng tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ trực tuyến để cung cấp thông tin và kết nối giao thương cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt, ngày 8/3/2021, website tiếng Anh của Thương vụ đã chính thức được khai trương tại địa chỉ với mục đích thông tin cho các doanh nghiệp khu vực Bắc Âu. Cùng với , đây sẽ là nơi để quảng bá hoàn toàn miễn phí cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Về lâu dài, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển muốn biến đây thành nơi giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Bắc Âu.

Các giải pháp này bước đầu mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thêm khách hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp Bắc Âu hiểu được lợi ích của Hiệp định EVFTA khi nhập khẩu hàng từ Việt Nam. Ví dụ, trước đây gạo Việt Nam hầu như vắng bóng tại các siêu thị Thụy Điển thì nay gạo Việt Nam đang bắt đầu thay thế một phần gạo Campuchia và Thái Lan để có mặt ở các siêu thị.

Năm 2021, Thương vụ sẽ triển khai nghiên cứu và áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại online để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Việc nghiên cứu sâu thị trường để tìm ra các mặt hàng tiềm năng, các mặt hàng mới, các thị trường ngách cũng là một ưu tiên đ ể hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hướng đi đúng nhằm tăng trưởng xuất khẩu.

Tham tán thương mại: Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới
Người tiêu dùng Pháp tin dùng hàng Việt
Thu Phương - Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin mới nhất

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển 2024 chứng kiến sự hợp tác của 2 bên trong lĩnh vực logistics.
Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Ngày 11/11/2024, Israel thông báo đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân Israel về việc Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa đến Việt Nam để mở rộng quy mô hoạt động, trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, công nghệ mới.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo.
Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU.

Tin cùng chuyên mục

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ, phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp không chỉ là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thâm nhập, phát triển, xây dựng thương hiệu
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Thâm nhập thị trường Senegal, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối.
EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Các quy định rào cản kỹ thuật tại thị trường EU đang đặt ra không ít thách thức cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại và Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam tổ chức một sự kiện giao thương tại Ấn Độ.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis.
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm Việt Nam gia tăng sự hiện diện tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung.
Bật cơ chế

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Trước ‘bão’ phòng vệ thương mại từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tâm thế sẵn sàng ứng phó, hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ cho cơ quan điều tra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động