Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 12:35

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Liên Sở Xây dựng - Tài chính Thanh Hóa vừa công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn nhiều so với giá thực tế khiến doanh nghiệp khó khăn và có nguy cơ phá sản.

Ngày 13/3/2023, liên Sở Xây dựng - Tài chính của tỉnh Thanh Hóa đã công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn quý 1/2023 thấp hơn nhiều so với giá thực tế, khiến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này gặp nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ phải phá sản. Phóng viên Vuasanca đã gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp về những khó khăn trước “bão giá” vật liệu xây dựng.

Doanh nghiệp gặp khó khăn bởi giá vật liệu xây dựng quá cao

Theo công bố giá vật liệu xây dựng ở khu vực TP. Thanh Hóa của liên Sở Xây dựng - Tài chính tỉnh Thanh Hóa cho thấy: giá cát bê tông 215 nghìn đồng/m3, cát trát 225 nghìn đồng/m3.

Giá vật liệu xây dựng do liên Sở Xây dựng - Tài chính Thanh Hóa công bố thấp hơn nhiều so với giá thực tế, khiến doanh nghiệp lao đao, có nguy cơ phá sản.

Giám đốc một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình có địa chỉ tại huyện Như Thanh cho biết: “Nhà nước công bố giá vật liệu xây dựng như vậy là chết doanh nghiệp rồi! Hiện nay, giá cát xây, cát trát phải 400 nghìn đồng/m3, cát nền 250 nghìn đồng/m3 mới có thể mua được. Việc liên sở công bố giá vật liệu xây dựng để làm cơ sở ký hợp đồng, thanh quyết toán ở các công trình sử dụng vốn Nhà nước so với thực tế quá thấp, doanh nghiệp làm sao có thể bù lỗ được”.

Cũng chung nỗi lo lắng và bức xúc trước giá vật liệu xây dựng mà liên Sở Xây dựng - Tài chính vừa công bố, một doanh nhân thuộc Hiệp hội doanh nghiệp huyện Như Thanh chia sẻ: “Hiện nay công ty tôi đang triển khai 2 dự án trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống. Cả 2 dự án này đều là vốn từ ngân sách Nhà nước, việc thanh quyết toán công trình phải căn cứ theo giá liên sở công bố, trong khi giá vật liệu xây dựng thực tế cao ngất ngưỡng. Công trình đã đấu thầu chọn gói, không thể điều chỉnh giá được, thi công thì lỗ, không thi công thì chậm tiến độ, chủ đầu tư kêu la. Kiểu gì cũng chết!. Cứ thế này chắc doanh nghiệp sẽ phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản mất thôi”.

Giá cát xây dựng, cát trát các chủ mỏ bán cao hơn nhiều so với giá liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố. Ảnh Hoàng Minh.

Một doanh nghiệp tại huyện Như Thanh chia sẻ, hiện nay Công ty TNHH Anh Việt Hương, đóng trên địa bàn huyện đang bán giá đá 1x2 là 354 nghìn đồng/m3, đá 2x4 có giá 329 nghìn đồng/m3, đá 4x6 giá 304 nghìn đồng/ m3. Trong khi giá liên sở công bố giá đá 1x2 chỉ 180 nghìn đồng/m3; đá 2x4 giá 150 nghìn đồng/m3, đá 4x6 chỉ 141 nghìn đồng/m3. Làm phép toán thông thường, doanh nghiệp phải bù lỗ giá chi phí vật liệu xây dựng gấp 2 lần giá Nhà nước công bố. Như vậy là quá bất hợp lý.

Theo khảo sát của phóng viên, tại huyện Quảng Xương, giá theo công bố cát xây, cát trát 267,8 nghìn đồng/m3, thực tế giá thị trường 350 nghìn đồng/m3 (chưa thuế VAT); cát bê tông giá công bố 289,2 nghìn đồng/m3, giá thị trường 350 nghìn đồng/m3 (chưa thuế giá trị gia tăng).

Mong UBND tỉnh sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Không chỉ các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Như Thanh, Nông Cống, thị xã Nghi Sơn…gặp cảnh khó khăn vì giá vật liệu xây dựng thực tế cao hơn nhiều so với giá liên Sở Xây dựng - Tài chính vừa công bố, mà tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đang chung cảnh ngộ “tiến thoái lưỡng nan”.

Nhiều doanh nghiệp phải dừng thi công hoặc thi công cầm chừng do giá vật liệu xây dựng tăng cao hơn nhiều so với giá liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp bởi “bão giá” vật liệu xây dựng, một giám đốc doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Nông Cống cho biết: “Hiện nay các doanh nghiệp chúng tôi lâm vào cảnh tiến cũng không được mà lui cũng chẳng xong. Để “cứu” doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, rất mong Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở có liên quan sớm xem xét, điều chỉnh lại giá vật liệu xây dựng cho sát với giá thực tế để làm cơ sở ký hợp đồng, thanh quyết toán ở các công trình sử dụng vốn Nhà nước, tháo gỡ những khó khăn cho chúng tôi”.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Đúng là các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề giá vật liệu xây dựng tăng cao, trong khi giá Nhà nước công bố lại quá thấp, không sát với thực tế. Tất cả kiến nghị từ các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh sẽ tổng hợp để báo cáo, kiến nghị lên Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết”.

Cũng theo ông Cao Tiến Đoan, việc công bố giá vật liệu xây dựng không sát với giá thị trường, cùng với việc khan hiếm vật kiệu xây dựng như: Đá, đất, cát… đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiến độ thi công các dự án của doanh nghiệp thực hiện các gói thầu có sử dụng vốn Nhà nước. Để có vật liệu xây dựng và hóa đơn cung cấp cho các công trình, nhiều nhà thầu xây dựng đã đấu mối với các chủ mỏ nhưng lại không có trữ lượng để bán, nếu có bán thì giá cao hơn rất nhiều so với giá công bố của liên Sở Xây dựng - Tài chính.

Theo giám đốc một doanh nghiệp có địa chỉ tại TP. Thanh Hóa, việc liên Sở Xây dựng - Tài chính áp giá vật liệu xây dựng không sát với thực tế không chỉ đẩy doanh nghiệp gặp khó khăn, mà còn là khe hở cho các chủ mỏ đất, đá, cát có thể trốn thuế, thất thoát tiền ngân sách Nhà nước. Bởi khi mua vật liệu xây dựng, bên bán chỉ xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo giá trị của liên sở đã công bố ở các địa phương, chứ không ghi theo giá bán thực tế.

Giá vật liệu xây dựng tại huyện Như Thanh đang bán hiện nay

Đánh giá về vấn đề này, ông Mai Đình Thủy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quảng Xương cho hay: Việc doanh nghiệp kêu khó khăn bởi giá vật liệu xây dựng do liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố là có thật. Dù rất chia sẻ với khó khăn của các nhà thầu, nhưng khi thanh toán, chúng tôi vẫn phải căn cứ vào thông báo giá hàng quý của liên sở, chứ không thể áp dụng giá vật liệu xây dựng trên thị trường được.

Được biết, để tháo gỡ nhưng khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn, ngày 31/3/2023 tới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn sẽ chủ trì Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp.

Hy vọng, Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023 sắp tới sẽ là dịp để Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lắng nghe những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. Từ đó, người đứng đầu UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ có những quyết sách đột phá trong công tác điều hành, sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về giá vật liệu xây dựng cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có nhiều nguồn lực, tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu