Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 10:58

Thanh Hoá: Lĩnh vực sản xuất giày da, may mặc thu hút hàng chục nghìn lao động

Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, do kiểm soát tốt dịch Covid-19, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 50 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có nhu cầu tuyển dụng với hơn 35.000 lao động, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất giày da, may mặc.

Nắm được nhu cầu tuyển dụng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị có nhiều chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề giúp người lao động sớm giải quyết việc làm, vượt qua thời điểm dịch bệnh khó khăn.

Nhu cầu lao động tăng cao

Thanh Hóa là một trong những địa phương khống chế tốt được dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn không chỉ phục hồi sản xuất mà còn tiếp tục mở rộng quy mô, thị trường, kéo theo nhu cầu lao động rất lớn. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng gần 50 DN FDI đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng trên 35.000 lao động.

Cụ thể, tại Triệu Sơn - một trong những huyện được xem là điểm sáng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Triệu Sơn cho biết, trên địa bàn có 6 DN FDI thì 4 công ty đang có nhu cầu tuyển dụng với số lượng khoảng 7.000 công nhân và có thể lên đến 17.000 - 18.000 công nhân trong năm 2022, do các DN đang mở rộng quy mô và tăng thêm các dây chuyền sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng là rất lớn. Trong khi đó, địa phương này có hơn 9.000 lao động trở về từ vùng dịch, hơn 4.000 lao động trong số đó có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Cụ thể, hiện các DN FDI đang có nhu cầu tuyển dụng như Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam hiện cần tuyển khoảng 17.000 lao động đến cuối năm 2022; Công ty TNHH May 10 có nhu cầu tuyển dụng 700 lao động trở lên, hiện mới tuyển được 300 lao động; Công ty TNHH Giày Venus Việt Nam chuẩn bị đi vào hoạt động tháng 10/2021 đang có nhu cầu tuyển trên 700 lao động, hiện mới tuyển được khoảng 300 lao động…

Hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có khoảng gần 50 DN FDI đang có nhu cầu tuyển dụng với hơn 35.000 lao động, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất giày da, may mặc

Theo đại diện Công đoàn Công ty Giày Adiana (huyện Triệu Sơn), công ty có nhu cầu tuyển dụng khoảng 5.500 lao động, nhưng hiện tại mới có khoảng 4.000 công nhân đang làm việc. Từ nay đến cuối năm, công ty muốn tuyển thêm khoảng 1.500 lao động và khi khu nhà xưởng mới đi vào hoạt động (cuối năm 2022), nhu cầu tuyển dụng có thể tăng lên 17.000 lao động. Hiện công ty vẫn đang thu hồ sơ tuyển dụng và phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại. Công nhân có sẵn tay nghề có thể vào làm việc ngay. Đối với lao động chưa qua đào tạo, công ty sẽ có kế hoạch đào tạo trong thời gian 3 tháng.

Để giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm: "Chúng tôi rất yên tâm với số lao động trở về từ vùng dịch bởi nhu cầu tuyển dụng của các công ty trên địa bàn rất lớn. Tới đây, huyện sẽ có công văn thông báo cho toàn bộ 34 xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức giúp người lao động nắm được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp”.

Tương tự, trên địa bàn huyện Nông Cống, mặc dù mới thực hiện giãn cách xã hội, phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg nhưng hiện 2 DN FDI là Công ty TNHH Giày Kim Việt Việt Nam và Công ty TNHH DREAM F vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 2.000 lao động.

Ông Lê Đình Bốn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nông Cống - cho biết: "Chúng tôi sẽ đấu mối với các huyện lân cận như Như Thanh, Triệu Sơn, thị xã Nghi Sơn để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của các công ty trên địa bàn các huyện để có thông tin cho người dân tìm kiếm, nắm bắt cơ hội việc làm".

Hỗ trợ tối đa người lao động

Theo ông Võ Mạnh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, báo cáo của các công đoàn cơ sở cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 35 DN FDI duy trì tốt việc làm cho công nhân lao động; 34/35 công ty tăng ca từ 1 giờ đến 4 giờ/ngày ở một số bộ phận. Do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt, hiện nay nhiều DN FDI có đông công nhân lao động vẫn duy trì tốt việc làm, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động.

Bên cạnh đó, nhiều DN đang có nhu cầu tuyển dụng với số lượng hàng chục nghìn lao động như: Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam; Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam; Công ty TNHH Sakurai Việt Nam... Hiện, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với các DN nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và cùng với các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền để có thêm nhiều công nhân lao động tìm được việc làm trong thời điểm dịch bệnh nhiều khó khăn.

Ngoài ra, để hỗ trợ người lao động sớm tìm kiếm việc làm, đáp ứng yêu cầu của các DN tuyển dụng, mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành phương án số 198/PA-UBND về việc đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong cách ly.

Được biết, số công dân Thanh Hóa trở về từ vùng dịch từ ngày 27/4/2021 đến nay là khoảng 166.300 người (có trên 6.200 trẻ em), trong đó: số người đang thực hiện cách ly khoảng 43.200 người; số người đã hoàn thành xong việc cách ly khoảng 123.100 người. Theo đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, nhu cầu việc làm, học nghề của lao động trở về từ vùng dịch, trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, kết nối cung - cầu lao động.

Ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa - cho biết, mục đích của phương án nhằm hỗ trợ người lao động địa phương trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly được đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phù hợp trình độ tay nghề, sức khỏe, độ tuổi, giới tính. Qua đó, giúp người lao động vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngành giấy

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang