Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 03:24

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương phòng, chống dịch sau lũ và lên các phương án để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Phòng chống dịch bệnh sau bão lũ

Mặc dù bão số 3 không trực tiếp đi qua tỉnh Thanh Hóa, nhưng hoàn lưu của bão đã xảy ra mưa to trên diện rộng tại tỉnh Thanh Hóa, khiến tình trạng ngập lụt tại nhiều huyện miền núi. Ngay sau khi lũ rút, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cùng chính quyền địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Sở Y tế Thanh Hóa cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với huyện Thạch Thành triển khai ngay công tác phòng dịch ở các xã bị ngập lũ. Ảnh: Thanh Hào

Trao đổi với phóng viên Vuasanca vào sáng ngày 18/9, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa - cho biết: "Ngay sau khi nước lũ rút, sở đã giao cho một đồng chí phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với huyện Thạch Thành triển khai ngay công tác phòng, chống dịch ở các xã bị ngập lũ. Đến nay, về cơ bản công tác phòng, chống dịch bệnh đã xong. Chưa phát hiện bệnh dịch sau lũ, chủ yếu là xử lý nguồn nước để người dân có nước sinh hoạt, ổn định cuộc sống".

Còn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến nay, đơn vị đã thực hiện cấp 3.105kg Cloramin B và 243 lít Permethrin 50EC cho 27 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh trước, trong, sau cơn bão số 3 và mưa lũ; cấp vật tư hóa chất đáp ứng công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh năm 2024; phân công đội thường trực phòng, chống bão trực 24/24h. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện ở cả 3 cấp, thực hiện giám sát thường xuyên tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Để chủ động thuốc phòng, chống dịch, tỉnh Thanh Hóa cũng đề xuất Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế cấp bổ sung cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa 500 lít hóa chất Permethrin 50EC; 20.000 viên sát khuẩn nước; 1.000kg Cloramin B để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường nước trong mùa mưa bão.

Nói về công tác phòng, chống, dịch sau lũ, ông Nguyễn Đình Tam - Phó Chủ tịch huyện Thạch Thành - cho biết: Thạch Thành là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, với gần 300 nhà dân ở 7 xã, thị trấn bị ngập nước. Ngay sau khi lũ rút, đoàn công tác của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với huyện để triển khai ngay công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Với phương châm “nước rút đến đâu, phải xử lý vệ sinh môi trường đến đó”, nên đến nay công tác phòng, chống dịch tại địa phương đã cơ bản hoàn tất, người dân cũng dần ổn định cuộc sống trở lại.

Mặc dù đến nay, các vùng bị ngập lũ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa phát hiện bệnh dịch sau lũ, nhưng Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... để tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Với phương châm “nước rút đến đâu, phải xử lý vệ sinh môi trường đến đó”, nên công tác phòng, chống dịch tại địa phương đã cơ bản hoàn tất, người dân cũng dần ổn định cuộc sống. Ảnh: Thanh Hào

Bên cạnh đó, người dân cũng cần lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Đến 4 giờ ngày 19/9 áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km, mạnh lên thành bão.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, tối 17/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành; các địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai có thể gây ra. Hiện các địa phương đang hướng dẫn người dân thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - cho biết: Thanh Hóa còn khoảng 25 nghìn ha lúa đã chín chưa được thu hoạch, sở yêu cầu các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ người dân khẩn trương thu hoạch phần diện tích lúa mùa trước khi áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương giúp dân thu hoạch sớm để tránh áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Ảnh: TTV

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho thấy: Tính đến hết ngày 17/9, Thanh Hóa đã thu hoạch được hơn 70 nghìn ha lúa mùa, đạt trên 60% diện tích. Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, sở đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh thu hoạch lúa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm giảm thiểu thiệt hại trước nguy cơ mưa bão, ngập úng có thể tiếp tục xảy ra.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca vào sáng ngày 18/9, ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Toàn huyện có khoảng gần 1.000ha lúa, ngay từ trước khi có bão số 3, huyện đã hướng dẫn bà con, đồng thời huy động lực lượng giúp người dân thu hoạch sớm để tránh bão. Đến nay huyện đã thu hoạch được khoảng 90% diện tích lúa, còn lại 10%, huyện đang huy động các lực lượng cùng người dân trong ngày hôm nay và ngày mai (tức ngày 19, 20/9 - PV) sẽ xong toàn bộ diện tích lúa, trừ nhưng phần diện tích quá xanh không thể thu hoạch được”.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024