Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:55

Thanh Hóa: Tập huấn hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia tổ chức tập huấn về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ngày 9/8, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa năm 2024, thu hút trên 100 đại diện các cơ quan tổ chức liên quan, các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tham dự.

Ông Nguyễn Mạnh Hợp - Chi cục trưởng Chi cục Đo lường chất lượng tỉnh Thanh Hóa - phát biểu tại hội nghị tập huấn. Ảnh: LN

Việc tổ chức hội nghị nằm trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1221/QĐ-UBND ngày 7/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc “Phê duyệt kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”.

Theo đó, hội nghị được tổ chức nhằm mục tiêu triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, HTX và tổ chức liên quan trong việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Cụ thể nhất là việc thực hiện Thông tư 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/03/2024 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Tại hội nghị, đại diện Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia (NBC) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) có bài phát biểu khẳng định sự cấp thiết của việc quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm và vai trò của cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.

Việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp tăng cường khả năng quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm, mà còn góp phần xây dựng lòng tin của người tiêu dùng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế đang chuyển mình nhanh chóng và yêu cầu cao về minh bạch và trách nhiệm.

Giới thiệu giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bằng tem chip điện tử tại hội nghị. Ảnh: LN

Đến với hội nghị này, Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) - đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung ứng giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bằng tem chip điện tử, đã cử đại diện trình bày về các ưu điểm nổi bật, tính ưu việt của giải pháp công nghệ TrueData. Đây là giải pháp truy xuất nguồn gốc đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ chip RFID, hợp chuẩn GS1, đáp ứng hội nhập quốc tế.

Với sự kết hợp của 3 công nghệ lõi (bao gồm RFID nhận diện và thu thập dữ liệu tự động, giám sát, quản lý và lưu vết từng đối tượng; công nghệ trí tuệ nhân tạo AI – Xử lý, phân tích dữ liệu và chuỗi khối Blockchain - tăng cường tính bảo mật, đảm bảo độ an toàn cho hệ thống thông tin), có thể nói, giải pháp Tem chip TrueData đáp ứng đầy đủ 10 tiêu chí, điều kiện lưu thông hàng hóa theo Thông tư 02/2024/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, có hiệu lực từ ngày 1/6/2024. Với một chiếc điện thoại thông minh tích hợp sẵn NFC, chỉ cần chạm nhẹ, ngay lập tức người dùng sẽ truy xuất được nguồn gốc và hành trình đường đi của sản phẩm đến từng chi tiết, luôn đảm bảo “Đường đi của sản phẩm song song với đường đi của dữ liệu”.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đang là chủ đề nóng thời gian gần đây. Với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, HTX buộc phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc thiết lập và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hiệu quả, bảo vệ và khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình trước vô vàn các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu