Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:34

Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, sớm khởi động lại Dự án thủy điện Hồi Xuân

Để sớm khởi động lại Dự án thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.

Liên quan đến Dự án thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng ở huyện Quan Hóa, sau khi khởi công bị bỏ hoang hơn 1 thập kỷ. Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã đến kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm sớm khởi động lại dự án và ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng.

Dự án đắp chiếu hơn 1 thập kỷ do thiếu vốn

Dự án thủy điện Hồi Xuân ở xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW, được khởi công từ năm 2010. Chủ đầu tư ban đầu là Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam. Sau một thời gian thi công rầm rộ, đến năm 2014, việc triển khai dự án chững lại.

Cũng trong năm 2014, Dự án thủy điện Hồi Xuân được chuyển giao cho chủ đầu tư mới là Công ty Dịch vụ thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông.

Đến năm 2016, dự án này được thi công trở lại, tuy nhiên, từ khoảng năm 2019 đến nay, dự án này “án binh bất động”. Đã nhiều lần UBND tỉnh Thanh Hóa làm việc với chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn không có tiến triển. Nguyên nhân được đưa ra là do thiếu vốn.

Sau hơn 10 năm xây dựng dang dở, nhiều hạng mục xây dựng tại Dự án thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xuống cấp

Trước việc Dự án thủy điện Hồi Xuân “an binh bất động”, UBND huyện Quan Hóa đã nhiều lần báo cáo lên tỉnh, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng nhiều lần về kiểm tra và có đề xuất đến các Bộ, ngành sớm tìm hướng giải quyết, để chủ đầu tư khẩn trương triển khai hoàn thiện dự án, ổn định đời sống cho bà con bị ảnh hưởng từ dự án.

Theo UBND huyện Quan Hóa, Dự án thủy điện Hồi Xuân chậm tiến độ, thi công dở dang đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân nằm trong vùng dự án. Trong đó, có hơn 655 ha đất trong vùng lòng hồ dự án thuỷ điện bị ảnh hưởng, và hàng nghìn hộ dân bị tác động. Đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa được nhận tiền đền bù hoặc chưa có khu tái định cư khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa từng nêu rõ: “Dự án chậm tiến độ, thi công dở dang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng dự án; tạo điểm nóng, gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài và thiệt hại kinh tế, lãng phí tài nguyên”.

Được biết, vùng lòng hồ Dự án thủy điện Hồi Xuân có hơn 655 ha đất bị ảnh hưởng, thuộc 2 huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Quan Hóa (Thanh Hoá). Gần 1.900 hộ dân ở hai địa phương này bị tác động, trong đó khoảng 500 hộ phải tái định cư đến nơi ở mới.

Đến nay, hàng trăm hộ dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù hoặc chưa có khu tái định cư khiến cuộc sống bấp bênh, tạm bợ. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị tác động bởi dự án chưa được giải quyết.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, sớm khởi động lại dự án

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư, nhằm sớm khởi động lại dự án và ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng, mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã đến Dự án thủy điện Hồi Xuân.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, sớm khởi động lại Dự án thủy điện Hồi Xuân (Nguồn ảnh: Minh Hiếu)

Tại đây, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nghe báo cáo về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân vùng dự án như: việc bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình công cộng, chủ đầu tư chưa thi công hoàn trả 5 tuyến đường giao thông tránh ngập, 2 tuyến đường thực hiện thi công dang dở…

Sau khi nắm rõ những khó khăn, tồn tại của Dự án thủy điện Hồi Xuân, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Do nguồn lực tài chính của nhà đầu tư hết và một số vấn đề còn vướng mắc chưa giải quyết được nên dự án dừng lại kéo dài không đưa vào sử dụng làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân trong vùng dự án; ảnh hưởng đến huyện Quan Hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

Để đưa dự án đi vào hoạt động nhằm ổn định đời sống Nhân dân vùng bị ảnh hưởng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên của đất nước, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân VNECO tập trung thu xếp nguồn vốn để tiếp tục triển khai dự án, thực hiện đúng những gì đã cam kết với địa phương trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đề nghị chủ đầu tư phải tập trung huy động mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan để có nguồn vốn triển khai dự án. Lãnh đạo công ty cần phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, trước hết là huyện Quan Hóa và các xã trong vùng dự án để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con Nhân dân…

Hy vọng, với sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Dự án thủy điện Hồi Xuân sẽ sớm khởi động trở lại, đi vào hoạt động, bổ sung thêm cho nguồn năng lượng quốc gia và sớm ổn định đời sống của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo