Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:59

Thanh Hóa: Thống nhất sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa thông báo kết luận thống nhất chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa. Sau khi sáp nhập, TP. Thanh Hóa có gần 594 nghìn dân.

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa thông báo Kết luận sau Hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thống nhất chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa và thành lập các phường trong năm 2023.

Thông báo Kết luận giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện đầy đủ hồ sơ, trình tự, thủ tục để nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP. Thanh Hóa theo đúng quy định.

Thời gian sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa dự kiến trong năm 2023

Theo dự thảo đề án sáp nhập, hiện TP. Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 147km2, có 30 phường và 4 xã, quy mô dân số gần 500 nghìn người. TP. Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc tỉnh Thanh Hóa có nhiều phường nhất cả nước.

Theo đề án, sau khi sáp nhập toàn bộ diện tích khoảng 83km2, dân số hơn 88 nghìn người của huyện Đông Sơn, thì TP. Thanh Hóa sẽ có diện tích tự nhiên hơn 230km2, dân số gần 594 nghìn người, với 37 phường và 11 xã.

Sẽ có 7 phường dự kiến được lập mới gồm Rừng Thông, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Thịnh, Đông Khê.

Đề án cũng đề xuất lựa chọn 2 phương án tên gọi mới sau sáp nhập là: TP. Thanh Hóa và TP. Đông Sơn. Quy trình sẽ phải lấy ý kiến nhân dân, trình HĐND các cấp và Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Thời gian sáp nhập dự kiến trong năm 2023.

Như vậy, sau khi huyện Đông Sơn sáp nhập vào TP. Thanh Hóa, thì tỉnh Thanh Hóa sẽ giảm một đơn vị hành chính cấp huyện, còn hai thành phố (TP. Sầm Sơn và TP. Thanh Hóa), hai thị xã (Nghi Sơn, Bỉm Sơn) và 22 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo đề án, việc sáp nhập huyện Đông Sơn và TP. Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển TP. Thanh Hóa xứng tầm đô thị loại một, với vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật của một trong những tỉnh lớn nhất cả nước.

Việc sáp nhập huyện Đông Sơn và TP. Thanh Hóa cũng phù hợp với văn hóa, lịch sử địa phương, góp phần tinh gọn đầu mối tổ chức đơn vị hành chính.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo