Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 13:00

Thành lập Tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm trong kinh doanh khí hóa lỏng

Đây là chỉ đạo đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trong buổi làm việc ngày 18/1 trực tiếp với Cục Quản lý thị trường (QLTT) và các đơn vị liên quan trong Bộ về việc những vi phạm trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vẫn còn đang tiếp diễn trên thị trường thời gian qua, gây bức xúc trong dư luận xã hội. 

Nhiều bất cập trong quy định xử lý…

Cụ thể, thời gian qua, tình trạng chiếm dụng trái phép chai LPG trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. Các hành vi vi phạm nhiều nhưng bất cập trong xử lý nhất là vấn đề chiếm dụng vỏ bình của nhau. Hành vi này trước hết ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, chất lượng của các bình gas bị chiếm dụng khi đã bị cắt tai mài vỏ là không an tòan, nguy cơ cháy nổ cao.

Dù Cục QLTT đã có nhiều hình thức kiểm tra xử lý, đôn đốc địa phương nhưng Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, vi phạm cắt tai, mài vỏ bình gas, san chiết gas trái phép vẫn còn đang tồn tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh và đặc biệt là tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua.

Đơn cử trong vụ việc Công ty TNHH Phúc Khang (Hòa Bình) đã có nhiều vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khí hóa lỏng trong thời gian qua, được nhân dân và các cơ quan báo chí phản ánh cụ thể. Hành vi này của Công ty Phúc Khang gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nguy cơ mất an toàn, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm đối với Công ty Phúc Khang chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính và tịch thu tang vật vi phạm. Vụ việc chưa được xử lý hình sự do thiếu quy định pháp lý. Đáng chú ý là doanh nghiệp này vẫn tái diễn vi phạm sau khi bị xử phạt, gây bức xúc lớn trong dư luận.

Theo Bộ trưởng, đối với vụ việc này lãnh đạo Cục Quản lý thị trường đã ở thế bị động, thiếu trách nhiệm trong việc xử lý dứt điểm việc sang chiết gas trái phép, cắt tai, mài vỏ, chiếm dụng bình.

Theo ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT, Trọng vụ việc Công Ty Phúc Khang, Cục đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74), kiểm tra đột xuất và xác định có hành vi sang chiết trái phép, sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu nên đã tạm giữ giấy tờ và các tang vật. Tuy nhiên, dù Cục phối hợp với C74 để làm tốt việc này, nhưng kết quả xử lý lại phụ thuộc vào cơ quan điều tra. Do những quy định pháp luật chưa đầy đủ nên không có căn cứ để xử lý hình sự vì thế chỉ phạt hành chính 190 triệu, tịch thu vỏ bình gas và rút giấy phép trong 2 tháng. Ông Ngọc cho biết để triển khai xử lý vi phạm, cục đã liên tục có văn bản gửi tới chi cục địa phương yêu cầu thực hiện, đồng thời kiến nghị sửa đổi một số quy định còn bất cập.

Ngoài ra, hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc trong việc xử lý tình trạng chiếm dụng chai LPG. Như, Quy định của pháp luật về việc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu; Hiện nay trong Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí và trong các văn bản quản lý nhà nước về kinh doanh khí hóa lỏng chưa có quy định buộc trao đổi vỏ chai LPG cho chủ sở hữu. Các quy định hiện nay cũng chưa làm rõ việc sở hữu bình gas là sở hữu về thương hiệu hay sở hữu tài sản vì người sử dụng gas đã bỏ tiền ra để mua vỏ bình. Sau đó các doanh nghiệp lại thu mua lại. Việc trao đổi dân sự này cũng đã dẫn đến việc kết luận chiếm dụng vỏ chai giữa các doanh nghiệp cũng khó khăn. Bên cạnh đó, đặc thù cả ngành nghề kinh danh gas là các doanh nghiệp kinh doanh đồng ý với việc tạm thời hộ nhau một lượng vỏ bình gas nhưng phải công khai và có đổi trả khi có đề nghị của chủ sở hữu. Tình trạng chiếm giữ vỏ bình gas của nhau phần lớn là do chính các hợp đồng trao đổi vỏ các doanh nghiệp tự lập ra với nhau, gây ra tình trạng bức xúc và khó khăn cho chính lực lượng chức năng khi kiểm tra.

Cương quyết chấm dứt tận gốc tình trạng vi phạm khí hóa lỏng

Trước những tình trạng này, Bộ trưởng đã yêu cầu đại diện các đơn vị như: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch… có ý kiến đóng góp và giải trình những vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm trong kinh doanh khí hóa lỏng, giải pháp cho những bất cập còn tồn tại.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng cho ý kiến, trong công tác xử lý Cục QLTT cần có sự tham vấn của các đơn vị có liên quan trong xử lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, trước hết là các đơn vị trong Bộ. Khi đã có kết luận xử lý các vụ việc cũng cần có thông tin lại, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình thức xử lý để dư luận không còn bức xúc và cũng có ý thức hơn trong việc đề phòng phát hiện các trường hợp vi phạm.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Trần Duy Đông cũng cho biết, bên cạnh công tác thanh kiểm tra, việc cần thiết trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng là thiết lập lại chuỗi phân phối, quy định các trạm chiết nạp phải thuộc thuộc sử hữu của doanh nghiệp kinh doanh, ngăn chặn tình trạnh chiếm dụng sang chiết trái phép…

Trước những ý kiến của các đơn vị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu, Cục trưởng Cục QLTT cần nghiêm túc chấn chỉnh trong công tác QLTT, đặc biệt chấp hành của các địa phương trong vấn đề này. Trong những chương trình đề án lớn của QLTT trong Công tác chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái phải có kế hoạch cụ thể riêng cho việc việc quản lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

Bộ trưởng yêu cập phải lập tức thành lập lập Tổ công tác để xem xét xử lý dứt điểm vụ việc liên quan đến Công ty Phúc Giang và các hiện tượng doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng vi phạm. Đặc biệt, đề nghị Cục QLTT cùng tổ công tác khẩn trương cùng Tổ công tác làm rõ những căn cứ quy định của pháp luật, hệ thống quy chuẩn để làm rõ 4 nội dung: hiện tượng cắt tai mài vỏ, chiếm dụng vỏ bình trái phép, hoạt động sang chiết gas không đúng quy định, vận chuyển kinh doanh trái phép. Căn cứ pháp lệnh của QLTTL, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng để làm rõ mức độ nghiêm trọng và chế tài để xử lý các hành vi này, kiên quyết đấu tranh có hiệu quả để xử lý dứt điểm, ngăn chặn các hành vi sắp tới trong tương lai.

Trên cơ sở đánh giá này Tổ công tác của QLTT tổ chức làm việc với Hiệp hội Gas, các doanh nghiệp có đơn tố cáo, các cơ quan truyền thông, các đơn vị kinh doanh có điều kiện mặt hàng gas… để làm rõ mức độ vi phạm của các tổ chức cá nhân trong 4 hành vi vi phạm ở trên. Căn cứ vào luật pháp, mức độ cao nhất để chế tài có hiệu quả. Yêu cầu Vụ Pháp chế phối hợp cùng Vụ Thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch cùng Cục QLTT rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các vấn đề trong kinh doanh khí hóa lỏng. Từ những tồn tại những bất cập đã bộc lộ ra để điều chỉnh các nội dung trong chế tài xử lý vi phạm kinh doanh khí hóa lỏng, chế taì trong trách nhiệm của cac cơ quan quản lý Nhà nước, của các đơn vị liên quan, đặc biệt là các đơn vị trong Bộ, sớm có đề xuất sửa đổi trong khuôn khổ pháp lý; Từ đó đảm bảo công tác quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Bộ trưởng cũng yêu cầu rõ: các lực lượng triển khai ngay nhiệm vụ và trong 1 tuần có báo có sơ bộ kết quả làm việc với các đơn vị, các tổ chức cá nhân có đơn thư khiếu nại cũng như truyền thông báo chí; Tổng hợp những ý kiến liên quan, rà soát pháp luật và đề xuất phương án xử lý báo cáo lãnh đạo Bộ.

Theo báo cáo của Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố, năm 2017, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra trên 4.120 lượt, bằng 148,6% so với cùng kỳ năm trước. Xử lý 2.250 vụ, bằng 228,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 34,5% tỷ đồng, bằng 203% so với cùng kỳ năm trước. Tịch thu 83.218 bình LPG 12kg, 35.214 chai LPG mini; 302 dụng cụ san chiết; 34,5 kg tem nhãn, mang co chụp niêm phong các loại.

Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?