Thành phố Hà Nội: Cần xây dựng chính sách đặc thù cho làng nghề
Hợp lý hóa sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu
Thành phố Hà Nội - địa phương có số lượng làng nghề và nghệ nhân đông nhất của cả nước, với 1.350 làng nghề, trong đó, 308 làng nghề truyền thống. Bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghề và Làng nghề Hà Nội - cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp trong hiệp hội luôn đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất như hợp lý hóa trong sản xuất, quản lý theo tiêu chuẩn 5S của Nhật Bản. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mới có tính cạnh tranh và hấp dẫn, nâng cao được giá trị sản phẩm trên thị trường.
đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời kỳ nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, sản phẩm ngày càng cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đầu vào ngày càng cao. Việc thay đổi liên tục về thiết kế mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất để có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ và thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất... Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động trong các làng nghề còn rất yếu về kiến thức và kỹ năng nghề. Đồng thời, ô nhiễm môi trường đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững, đặc biệt thế hệ trẻ, có cơ hội hành nghề làm giàu, gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ngay trên chính quê hương của mình, bà Hà Thị Vinh cho rằng, nên chăng, thành phố cho chủ trương để các trường, trung tâm đào tạo nghề biên soạn các giáo trình riêng chú trọng cho học viên về môn thiết kế sản phẩm trên máy và các kỹ năng chuyên môn sâu về nghề cho từng dòng sản phẩm. Đồng thời, phát động phong trào đến thôn, xã trong các làng nghề động viên cho con em đi học nghề nhằm phát triển nghề tại địa phương. Việc tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch sẽ giúp lựa chọn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu đáp ứng nhu cầu mua sắp lưu niệm của du khách khi đến Thủ đô. Qua đó, khơi dậy sức sáng tạo của nghệ nhân, thợ giỏi các nhà thiết kế, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Bà Hà Thị Vinh cũng kiến nghị, thành phố xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho cơ sở sản xuất nông thôn, làng nghề khắc phục các khó khăn như: Vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thiết kế... Đặc biệt, nhanh chóng quy hoạch nhiều cụm công nghiệp làng nghề tại các làng nghề nhằm thúc đẩy hộ sản xuất và doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng mặt bằng sản xuất, có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất… Bên cạnh đó, cho phép các cơ sở sản xuất thu hút được nhiều lao động địa phương được hưởng cơ chế đặc thù; cho phép được thuê mặt bằng, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất dịch vụ sản xuất để các cơ sở sản xuất có cơ hội thuận lợi phát triển mở rộng quy mô sản xuất. Riêng đối với chương trình OCOP, hiện, Hà Nội đã bước sang năm thứ 3 triển khai thực hiện. Chương trình OCOP Hà Nội đã thổi một luồng sinh khí mới giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, phố nghề của Thủ đô nhận thức sâu sắc trong việc thay đổi tư duy sản xuất. Trong đó, bộ tiêu chí chấm sao đã giúp các chủ thể tự hoàn thiện, thay đổi tích cực hệ thống hóa, hợp lý hóa trong quá trình sản xuất để đạt được sao cao trong Bộ tiêu chí mà thành phố đề ra. Đồng thời, OCOP đang thúc đẩy để các câu chuyện của sản phẩm. “Với từng câu chuyện về bản sắc văn hóa truyền thống của từng nghề trong các làng nghề, phố nghề, hy vọng sẽ được khai thác đồng hành cho chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô” - bà Hà Thị Vinh nhận định.
Bài viết cùng chủ đề:
Công nghệ
Tin mới nhấtTin cùng chuyên mục |