Thành phố Hà Nội dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP
Trên 1.600 sản phẩm được gắn sao
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội, hiện có 595 sản phẩm của 171 chủ thể tại 26 quận, huyện, thị xã đã được đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND thành phố quyết định công nhận, trong đó có 367 sản phẩm đạt 4 sao, 228 sản phẩm đạt 3 sao.
, gồm 4 sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đánh giá, phân hạng); 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Bên cạnh việc gắn sao sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại cũng được Hà Nội đẩy mạnh triển khai thực hiện. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã tổ chức cho các chủ thể tham gia chương trình Hội chợ “Diễn đàn sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 chủ đề Liên kết cùng phát triển” tại tỉnh Đồng Tháp; tham gia chương trình “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La”… Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, thành phố tiếp tục triển khai tổ chức 4 sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (các tỉnh miền núi phía Bắc; các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, miền Trung và Tây Nguyên, Nam bộ) tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội; tổ chức tuần hàng các tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; tham gia 2 hội chợ, triển lãm OCOP tại các tỉnh, thành phố trong nước. Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội- Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội - cho biết, các hoạt động trên nhằm kịp thời hỗ trợ các chủ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhằm hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp thành phố được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhận diện quảng bá thương hiệu sản phẩm, năm 2021, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố đã triển khai Kế hoạch hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP TP. Hà Nội cho các sản phẩm OCOP. Năm 2022 khi có chính sách của Trung ương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố tiếp tục hỗ trợ các chủ thể OCOP được công nhận để nhận diện sản phẩm OCOP.
Song song với việc xúc tiến, quảng bá, công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP cũng được Hà Nội đẩy mạnh triển khai thực hiện. Theo đó, trong năm 2021, Đoàn kiểm tra thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 41/50 chủ thể với 334 sản phẩm OCOP của 18 huyện, thị xã; qua kiểm tra cho thấy các chủ thể cơ bản đều thực hiện tốt các quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; sử dụng nhãn hàng hóa, duy trì chất lượng sản phẩm đảm bảo theo đúng sản phẩm OCOP đã được UBND thành phố chứng nhận. Trong năm 2022, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP đối với các chủ thể còn lại chưa được kiểm tra. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại Ngày 22/4/2022, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1356/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm TP.Hà Nội đến năm 2025. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, phấn đấu: 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP; có ít nhất 70% chủ thể OCOP là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả; 100% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP; mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Hàng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; phấn đấu 100% các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử;…). Trong năm 2022, Hà Nội phấn đấu có khoảng 400 sản phẩm được đánh giá, phân hạng; đến nay đã có 488 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã đăng ký. Ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh văn phòng thường trực - Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội – cho biết, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online và xuất khẩu để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm sử dụng. Bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, ông Chu Phú Mỹ đề nghị, các chủ thể cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị để đưa sản phẩm OCOP ngày càng phát triển. Đồng thời, đề nghị các đơn vị phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online, tăng cường kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm OCOP để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Bài viết cùng chủ đề:
sản phẩm OCOP
Tin cùng chuyên mục |