Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thành phố Hà Nội: Tối ưu hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã trở thành một phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đang được Thành phố Hà Nội đẩy mạnh triển khai.

Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tối ưu hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được Thành phố Hà Nội đẩy mạnh triển khai.

Tăng trưởng mạnh mẽ

Chia sẻ tại Hội thảo “Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp SME” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, trong khi bán lẻ toàn cầu giảm do Covid-19 thì bán lẻ qua TMĐT lại tăng trưởng mạnh mẽ.

Thành phố Hà Nội: Tối ưu hoạt động thương mại điện tử

Hội thảo Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp SME

Cũng theo ông Nguyễn Thế Hiệp, thị trường TMĐT tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số.

Năm 2021, doanh thu TMĐT bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD, chiếm khoảng 7% tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng đã tăng lên khoảng 90% (năm 2019 là 77%) với ước tính giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của mỗi người tiêu dùng là 270 USD.

“Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào TMĐT. Có nhiều nguyên nhân và một trong số đó là chưa có hoặc có chiến lược chưa phù hợp khi tham gia vào TMĐT của các doanh nghiệp”- ông Nguyễn Thế Hiệp khẳng định.

Theo ông Tình Nguyễn, Co-founder Ladipage Việt Nam, cá nhân hóa trải nghiệm là một chìa khóa khẳng định sự thành công của các cửa hàng online. Để cải thiện và gia tăng trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào các website, landing page, doanh nghiệp cần cải thiện tốc độ phản hồi và tốc độ tải trang nhanh nhất. Đồng thời, cần có phương pháp giao tiếp khách hàng đa kênh thông qua các công cụ marketing automation.

Khẳng định việc ứng dụng TMĐT là rất quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất bán hàng, tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu, ông Tình Nguyễn cho rằng, quan trọng nhất, để tiến trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi và thành công, cần có sự quyết tâm, định hướng đúng đắn của những người đứng đầu đơn vị.

Hỗ trợ xuất khẩu

Các con số thống kê và dự báo từ năm 2019 - 2024 cho thấy, TMĐT xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Tổng doanh số bán lẻ tăng bình quân hàng năm chỉ 3,8%; riêng tăng trưởng doanh số bán lẻ qua TMĐT tăng 15%; tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số bán lẻ tăng 23,4% qua các năm.

Thành phố Hà Nội: Tối ưu hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến

Trên thực tế, những năm qua, đã có những doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã xuất khẩu qua kênh TMĐT xuyên biên giới và hàng hóa thông qua kênh này đã đến được các thị trường EU, Mỹ. “Ngoài kênh xuất khẩu truyền thống bằng các đơn hàng ký kết với các doanh nghiệp qua kênh TMĐT, hàng hóa của các doanh nghiệp được quảng bá sâu rộng đến thị trường các nước trên thế giới để người tiêu dùng có thể biết đến và lựa chọn mua sắm các sản phẩm”- bà Trần Thị Phương Lan - Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ.

Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù nhận ra lợi ích của việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhưng nhiều người bán hàng Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này.

Nguyên nhân, do các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô chủ yếu là nhỏ và vừa, việc am hiểu các quy định về thông lệ quốc tế, các quy tắc về xuất xứ, xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn cũng như các giấy tờ để chứng minh tính hợp pháp và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất ít được quan tâm. Trong khi đó, việc xúc tiến thương mại xuất khẩu thông qua các kênh TMĐT xuyên biên giới thì việc hoàn thiện hồ sơ chứng từ là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tiêu chí theo hệ thống của các kênh TMĐT xuyên biên giới.

Hiện, thành phố Hà Nội có khoảng 330 nghìn doanh nghiệp, trong đó, 95% doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Xuất khẩu qua hệ thống TMĐT xuyên biên giới được đánh giá là rất phù hợp với các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những nỗ lực và khát khao học hỏi để thích nghi với trạng thái bình thường mới của các doanh nghiệp là không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên thương mại kỹ thuật số ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp thì việc các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ để giúp những người bán hàng Việt Nam đánh thức tiềm năng của chính họ và nắm bắt cơ hội vươn ra thế giới là hết sức quan trọng.

Sở Công Thương Hà Nội kỳ vọng, thông qua các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược, phương pháp tối ưu hoạt động TMĐT, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố có thể đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào TMĐT, cũng như xúc tiến được sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình vào được kênh TMĐT xuyên biên giới.

Về những lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua kênh TMĐT xuyên biên giới, Sở Công Thương Hà Nội khuyến nghị, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và nắm bắt được quy trình, thủ tục, các quy định, đồng thời, thường xuyên làm mới các sản phẩm của mình trên hệ thống để gây sự chú ý và phản hồi tích cực của người tiêu dùng trên thế giới để thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Động lực phát triển TMĐT thời gian tới đến từ việc các doanh nghiệp, nhà bán hàng, sàn TMĐT không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khiến ngày càng nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Đồng thời, đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn. Dù còn nhiều thách thức nhưng mức độ phát triển TMĐT trên địa bàn Thủ đô đang được cải thiện, TMĐT được kỳ vọng không chỉ tăng trưởng ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường xuất khẩu.

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục trợ giúp doanh nghiệp khai phá tiềm năng xuất khẩu trực tuyến và xây dựng thương hiệu Việt trên toàn cầu.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng.
Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Tập 4 của “Nghề Chủ Chốt”, khán giả chứng kiến hành trình Hằng Du Mục vượt thử thách, đưa nông sản Việt lên TikTok Shop, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng.
Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Sự tăng trưởng của TikTok Shop cũng song hành với sự phát triển của không ít thương hiệu và nhà bán hàng, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tiểu thương...
Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…
TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Trong 5 nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, TikTok là ứng dụng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý vừa qua.
Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.
Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Theo đại diện TikTok, khai báo và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế khi tham gia nền tảng là yêu cầu bắt buộc và đang được nền tảng siết chặt.
Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Tốc độ phát triển của kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào “kiềng ba chân”: chính sách vĩ mô từ Nhà nước, sàn thương mại điện tử và chủ động của doanh nghiệp.
Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029, đã nộp đơn xin từ nhiệm tại Viettel Post.
Xanh hóa

Xanh hóa 'ô nhiễm trắng' trong giao dịch thương mại điện tử

Sự phát triển mua hàng trực tuyến mang theo hệ lụy rác thải trong giao - nhận, làm gia tăng ô nhiễm trắng, J&T Express có những biện pháp, để bảo vệ môi trường.
Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Xuất khẩu trực tuyến qua thương mại điện tử giúp tối giản thủ tục xuất nhập khẩu và quy trình vận hành gian hàng quốc tế
"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

Chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại bỏ khỏi website, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Các nền tảng thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.. của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre đã được tiếp cận kỹ năng kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hành trình chinh phục thị trường

Hành trình chinh phục thị trường 'màn hình led' của LED D&Q

Với khả năng hiển thị hình ảnh sống động, sắc nét và bắt mắt, màn hình LED đang trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Thái Nguyên được đánh giá rất thuận tiện để trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử.

'Nghề Chủ Chốt': Tiết lộ bí mật hậu trường của những phiên livestream ''thay đổi cuộc chơi''

Livestream không còn là nghề tay ngang, mà là một nghề thực thụ, cần sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu để mang đến những giá trị bền vững cho công chúng.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế trong xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu.
Bến Tre: Lần đầu tiên tập huấn livestream bán hàng cho doanh nghiệp, người dân

Bến Tre: Lần đầu tiên tập huấn livestream bán hàng cho doanh nghiệp, người dân

Hòa mình vào "dòng chảy" công nghệ, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cần chú trọng đến kênh livestream bán hàng, tạo cơ hội tăng trưởng doanh thu.
Sơn La tập huấn bán hàng livestream cho 50 hộ kinh doanh, hợp tác xã

Sơn La tập huấn bán hàng livestream cho 50 hộ kinh doanh, hợp tác xã

50 hộ kinh doanh, hợp tác xã đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La tập huấn bán hàng livestream và qua sàn thương mại điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động