Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 10:36

Tháo gỡ khó khăn cho người trồng cây thuốc lá

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa phối hợp với Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới tổ chức “Diễn đàn Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) – Khu vực Châu Á”. Đại diện của 8 quốc gia trong khu vực châu Á đã có mặt và tham dự diễn đàn này.

Khai mạc diễn đàn, ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, sự kiện này nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu trong nước tiếp xúc và chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của ngành thuốc lá thế giới với các tổ chức nông dân thuốc lá trong khu vực châu Á và thế giới. Qua đó, các doanh nghiệp sản xuất có điều kiện được tiếp xúc với công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới để áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng là kênh để chia sẻ các khó khăn thách thức mà ngành thuốc lá đang gặp phải, từ đó tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ giữa các quốc gia trên thế giới.

Ông Nguyễn Triết – Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, sản lượng thuốc lá điếu của ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam hiện nay khoảng 100 – 110 tỷ điếu/năm, xuất khẩu 20 – 22 tỷ điếu/năm. Nộp ngân sách Nhà nước từ 900 triệu đến 1 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, ngành thuốc lá còn giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 – 21.000 lao động công nghiệp và khoảng 350.000 lao động nông nghiệp tại các vùng trồng và hàng trăm nghìn lao động dịch vụ khác có liên quan. Thuốc lá đã và đang tạo kế sinh nhai cho khoảng 6 triệu lao động trong toàn ngành.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang phải đương đầu với nạn thuốc lá lậu với khoảng 18 – 22 tỷ điếu/năm (chiếm khoảng 25% thị phần nội địa). Trong khi đó, khung pháp lý kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà nước đối với ngành thuốc lá trong nước đang ngày càng khiến ngành thuốc lá hợp pháp “lép vế” trước thuốc lá nhập lậu như: In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao thuốc lá; thuế tiêu thụ đặc biệt liên tục điều chỉnh tăng; lộ trình giảm Tar và Nicotin xuống rất thấp…

Thực hiện theo khung pháp lý kiểm soát của nhà nước, ngành thuốc lá Việt Nam đang nỗ lực đổi mới, đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại, phát triển vùng trồng bền vững. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cho biết: Trong những năm qua, thông qua mô hình đầu tư gắn kết với trách nhiệm xã hội, tổng công ty đã góp phần xây dựng và phát triển các vùng trồng nguyên liệu trong nước theo hướng tập trung, chuyên canh, đưa cây thuốc lá trở thành cây đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, trở thành cây xóa đói giảm nghèo trong chương trình quốc gia, dạy nghề người nông dân. cụ thể: Ở các vùng chồng, tổng công ty đều có cán bộ hướng dẫn canh tác, hái sấy, tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân; ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên diện tích đầu tư với giá sàn theo cơ sở giá thành sản xuất, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân….

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu thuốc lá đáp ứng nhu cầu sản xuất giảm nhập khẩu, cụ thể: Đến năm 2015 diện tích đạt 28.300 ha; sản lượng đạt 63.700 tấn; năm 2020 diện tích đạt 31.300 ha, sản lượng đạt 73.800 tấn. Thực tế, dù nỗ lực phát triển vùng trồng theo quy hoạch của ngành, song ngành nguyên liệu nội địa mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sản xuất. Vì vậy, hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho rằng cần tháo gỡ khó khăn để đảm bảo sinh kế lâu dài cho người trồng cây thuốc lá. Nêu chuyển đối cây trồng cần xây dựng được lộ trình phù hợp để chuyển đổi sang loại cây trồng khác, trong đó cần căn cứ vào mức độ đáp ứng nguyên liệu sản xuất, tỷ lệ diện tích trồng cây thuốc lá của mỗi quốc gia để đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Cùng chung quan điểm tháo gỡ khó khăn cho người trồng cây thuốc lá, các ý kiến đại diện các nước đều phản ánh: Nông dân trồng thuốc lá từ các nước châu Á đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tôn trọng các nguyên tắc đã được phê duyệt trong phiên họp các bên vừa qua (COP6) của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) ở Moscow, theo đó chính phủ của các nước được yêu cầu cung cấp hỗ trợ lĩnh vực trồng cây thuốc lá trong việc tìm kiếm giải pháp thay thế, và sự cần thiết phải bao gồm những người trồng trong quá trình này.

Ông Antonio Abrunhosa – Giám đốc điều hành của ITGA cho rằng: Công tác nghiên cứu phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự tham gia của những người trồng thuốc lá và phải xem xét các khả năng kinh tế của các cây trồng khác, như các tiêu chí chính để lựa chọn cây trồng bổ sung. “Trên thực tế, nhóm soạn thảo Điều 17 & 18( thay thế bền vững cây thuốc lá bằng cây trồng khác) của FCTC đã kết luận như vậy tại Hội nghị các Bên ở Moscow vào tháng 10/2014. Việc loại trừ và quy định vô cảm chỉ gây ra một thảm họa kinh tế xã hội cho các quốc gia nơi mà cây thuốc lá đại diện một phần thu nhập quan trọng của quốc gia và khu vực, theo đó đảm bảo sự sống còn và thịnh vượng của hàng triệu gia đình." - ông Antonio Abrunhosa nhấn mạnh.

Các ý kiến tại diễn đàn đều nhất trí sẽ nỗ lực hết sức mình để đảm bảo rằng những nông dân trồng cây thuốc lá một phần hoạt động của quá trình thực hiện chương trình trên. Với mục tiêu đó, những nông dân này sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của họ trong bất kỳ nghiên cứu hoặc các dự án thử nghiệm được thực hiện cho những mục đích này.

Thúy Hà

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư