Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 08:45

Tháo “nút thắt” lao động cho doanh nghiệp dệt may, da giày khôi phục sản xuất

Những thách thức xung quanh vấn đề đưa người lao động trở lại làm việc đang khiến các doanh nghiệp dệt may, da giày chật vật hơn trong quá trình mở cửa lại sản xuất.

60% lao động đang nghỉ việc

Theo kết quả khảo sát tại 300 doanh nghiệp dệt may, da giày do TS. Đỗ Quỳnh Chi- Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC) cùng nhóm cộng sự thực hiện gần đây cho thấy, có tới 60% lao động đang nghỉ việc, 7% giãn cách, 9% đang sản xuất 3 tại chỗ, chỉ 24% lao động đang làm việc bình thường. Tương đương với đó, 60% người lao động bị giảm thu nhập.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, 62% người lao động ngừng việc không còn bất cứ nguồn thu nhập nào. Chính bởi thu nhập sụt giảm, người lao động đã cắt giảm mạnh chi tiêu thực phẩm, xoay sở duy trì cuộc sống bằng cách sử dụng tiền tiết kiệm, vay nợ, thỏa thuận giảm giá nhà trọ. 77% người lao động được khảo sát, bao gồm cả người lao động đang làm việc và người lao động đã ngưng việc bị tác động tiêu cực đến tinh thần.

Trong tình cảnh đó, nguồn hỗ trợ lớn nhất của người lao động ngừng việc là doanh nghiệp, đa số các hỗ trợ ngoài doanh nghiệp là lương thực, thực phẩm. Theo thống kê, 27,1% người lao động ngừng việc đã nhận trợ cấp ngừng việc, rất ít người lao động mất việc nhận được trợ cấp thất nghiệp. Nguyên do, doanh nghiệp ngừng hoạt động, không liên lạc được; địa phương yêu cầu nhiều thủ tục, cứng nhắc, không giải thích cặn kẽ; lao động ở vùng đỏ, bị cách ly…

Thiếu lao động là thách thức cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Không có việc làm, không có thu nhập, cuộc sống thiếu thốn và nỗi lo nhiễm bệnh khiến người lao động, nhất là tại các địa phương vùng dịch kiệt quệ cả về sức khoẻ và tâm lý. Điều này dẫn tới làn sóng người lao động di chuyển về quê. Kết quả khảo sát của ERC cũng chỉ ra, trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê. Tuy nhiên, người lao động bày tỏ chỉ về trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và tâm lý cho bản thân, gia đình. 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn tiếp tục làm ở nhà máy hiện tại. “Nhưng nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực, sẽ phải mất 3-5 tháng để người lao động di cư mới trở lại nhà máy”, TS. Đỗ Quỳnh Chi thông tin thêm.

Đưa người lao động trở lại sản xuất

Trong khi doanh nghiệp dệt may, da giày đang nỗ lực khôi phục lại sản xuất thì việc thiếu lao động trở thành một thách thức không nhỏ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), bày tỏ: Doanh nghiệp chưa đủ “lao động xanh” cho mở lại sản xuất. Khu vực phía Nam, ngoài các địa phương tâm dịch như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, tỷ lệ tiêm vaccine cho người lao động tại các tỉnh, thành phố khác rất thấp. Chuỗi cung ứng lại một lần nữa có nguy cơ đứt gãy, nguyên nhân không phải do yếu tố cung – cầu bên ngoài mà do chính việc khan hiếm lao động trong nước.

Một bất cập nữa, theo ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khiến việc mở cửa sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày đã khó càng thêm khó là các địa phương đang áp dụng các biện pháp rất khác nhau trong việc cho phép người lao động di chuyển. “Có thông tin, đại diện thành phố Hồ Chí Minh phải đi đàm phán với từng tỉnh giáp ranh để người lao động có thể di chuyển để tới nơi làm việc”, ông Trần Thanh Hải thông tin. Trước bất cập trên, lãnh đạo Cục xuất nhập khẩu cũng đề xuất: Chính phủ có văn bản chung quy định các tiêu chí về việc di chuyển của người lao động , như vậy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho cả người lao động, doanh nghiệp và địa phương.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện VITAS và Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam đều thống nhất cho rằng: Để doanh nghiệp và người lao động yên tâm sản xuất việc tiêm phủ vaccine cho người lao động là quan trọng nhất. Theo đó, đề nghị Chính phủ đưa lao động trong các ngành cần sử dụng nhiều lao động để sản xuất xuất khẩu vào đối tượng ưu tiên tiêm vaccine. Mặt khác, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi đưa lao động về quê thì cũng cần có giải pháp tạo điều kiện cho họ trở lại làm việc thông qua việc sắp xếp phương tiện vận chuyển, tạo khu nhà trọ xanh…

Trong báo cáo về kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu ERC cũng đưa ra khuyến cáo: Chính quyền các địa phương nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, tạo thuận lợi cho lưu thông giữa các tỉnh, thành phố và cho phép người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trở lại làm việc bình thường. Ngân hàng giãn nợ và cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp liên hệ thường xuyên với người lao động để nắm tình hình và hỗ trợ ngay khi cần thiết; phối hợp với chính quyền các địa phương của người lao động di cư thu xếp phương tiện, chi phí xét nghiệm, ưu tiên tiêm vaccine để người lao động trở về nhà máy càng sớm càng tốt. Các đơn vị liên quan thực hiện trợ cấp ngừng việc ngay cho người lao động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Bà Claudia Anselmi- Đại diện Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam: Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng có những quy định cụ thể về y tế, phân phối vaccine, cho phép người lao động tiêm đủ 2 mũi tự do di chuyển đến nơi làm việc. Hộ chiếu vaccine cũng là vấn đề lớn, giúp đội ngũ chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài trở lại Việt Nam làm việc.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP