Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 06:49

Thay đổi nhận thức về sản phẩm mỹ nghệ

Việc thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) đã giúp doanh nghiệp có những cách nhìn mới trong vấn đề mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thay đổi nhận thức về phát triển sản phẩm TCMN.

Một số sản phẩm OVOP được đánh giá cao do có thiết kế mới lạ, ý tưởng tốt, cập nhật được xu thế của thế giới

 - Phong trào OVOP tạo động lực cho ngành TCMN

Các sản phẩm TCMN từ lâu đã là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là một trong mười ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam. Xuất khẩu hàng TCMN hàng năm mang lại giá trị ngoại tệ lớn cho nền kinh tế, đồng thời cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người dân vùng nông thôn Hà Nội.

Theo báo cáo của JICA Nhật Bản, Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang phát triển như: gốm sứ, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh…, đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường, đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên phần lớn sản phẩm TCMN của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn chưa có những ý tưởng độc đáo và tính ứng dụng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, những hạn chế về mẫu mã, tính đồng đều của chất lượng sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại… đang là rào cản làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm TCMN Việt Nam với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, quốc tế. Vì vậy, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm- OVOP” được áp dụng thành công sẽ tạo động lực để phát huy tính sáng tạo độc đáo, giá trị văn hóa trong sản phẩm TCMN, mang lại giá trị gia tăng cao.

“Mỗi làng một sản phẩm”, One village one product- gọi tắt là OVOP, là một phong trào được khởi xướng ở Nhật Bản từ năm 1979 sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trên thế giới, đến nay đã lan rộng trên 30 quốc gia, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho hàng triệu lao động thông qua việc quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm độc đáo của các làng nghề, giữ gìn được các tinh hoa giá trị truyền thống được kết tinh trong mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm.

Nhằm tạo ra động lực mới cho phát triển sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ, Hà Nội đã triển khai Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm- OVOP”. Đây là chương trình xúc tiến thương mại của UBND TP. Hà Nội hỗ trợ các làng nghề, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Theo bà Đào Thu Vịnh- Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, việc phát triển các sản phẩm OVOP kết hợp với du lịch với châm ngôn “mỗi sản phẩm một câu chuyện” sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữa, phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du lịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông qua các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Mai Anh- Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội:

Các chuyên gia nước ngoài đã giúp DN, làng nghề nhận biết được xu hướng thiết kế mới hiện nay trên thế giới, đó là xu hướng thiết kế bền vững bằng cách sử dụng các loại vật liệu tự nhiên như: sợi chuối, vỏ dừa, gỗ dừa, vỏ cây các loại, lá cọ, mây, tre, lõi ngô, rơm, cỏ, rong hoặc tảo biển, bã cà phê… Qua đó, DN Việt Nam còn nắm bắt được xu hướng thiết kế bền vững bằng cách sử dụng các loại vật liệu tự nhiên sẵn có để áp dụng vào đơn vị mình.

Phát triển mẫu mã phù hợp nhu cầu thị trường

Bắt đầu triển khai từ năm 2012, Chương trình xúc tiến thương mại “Mỗi làng một sản phẩm- OVOP” đã tổ chức những buổi tập huấn, đặc biệt là thuê các chuyên gia thiết kế giàu kinh nghiệm nước ngoài sang Việt Nam hướng dẫn, giúp DN xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp các sản phẩm OVOP, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao có mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Trong các năm 2012 - 2013, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, chọn 8 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hàng TCMN xuất khẩu đến từ Thụy Điển, Philippines, Australia và Đức. Các chuyên gia đã làm việc tại các DN và tư vấn thiết kế ra 100 bộ sản phẩm mẫu (hơn 400 sản phẩm) mới phù hợp với nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tư vấn về xu hướng thiết kế của thế giới để trên cơ sở đó, các DN phát triển mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

100 bộ sản phẩm mẫu mới do chuyên gia nước ngoài tư vấn thiết kế đã được tổ chức thành Khu trưng bày sản phẩm mẫu OVOP tại Hội chợ Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội trong năm 2012 và 2013, thu hút sự quan tâm, chú ý của gần 1.000 nhà nhập khẩu nước ngoài cũng như hàng ngàn lượt khách trong nước đến tham quan. Các mẫu thiết kế được đánh giá là những mẫu thiết kế sáng tạo và cập nhật xu hướng của thị trường thế giới hiện nay. Đã có nhiều nhà nhập khẩu đến tham quan và giao dịch trực tiếp tại xưởng sản xuất của DN. Một số mẫu thiết kế đang được tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng như mẫu của Công ty CP Phát triển sáng chế Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hưng, Công ty Gốm Quang Vinh… Một số công ty đã mang sản phẩm mẫu đi giới thiệu tại các triển lãm chuyên ngành lớn tại nước ngoài, và được đánh giá cao do có thiết kế mới lạ, ý tưởng tốt, cập nhật được xu thế của thế giới, đặc biệt là một số sản phẩm được tạo ra từ việc tận dụng vật liệu tái chế, các sản phẩm kết hợp nhiều loại chất liệu.

Năm 2014, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục lựa chọn 3 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hàng TCMN đến từ Thụy Điển và Pháp hướng dẫn DN và làng nghề. Các chuyên gia nước ngoài đã làm việc trực tiếp tại 15 DN, tư vấn thiết kế 50 bộ sản phẩm mẫu mới (từ 150 - 200 sản phẩm) phù hợp với nhu cầu của các thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản... 50 bộ sản phẩm mẫu này đã được trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm Hội chợ OVOP Việt Nam trong tháng 10/2014, và được mang đi chào hàng tại các hội chợ trong nước và quốc tế.

P.V

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác