Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Đưa ngành logistics có vị trí xứng tầm với tiềm năng phát triển |
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 vừa được công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 336,310 tỷ USD, tăng 19,0% so với năm 2020. Trong đó, 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ. Nổi bật trong số này, dù xếp ở vị trí thứ 10 (tăng 3 bậc so với năm 2020) trong bảng xếp hạng các địa phương dẫn đầu nhưng Phú Thọ là địa phương có tỷ trọng cao nhất đạt 91,5% so với năm 2020 với giá trị 8,2 tỷ đôla.
Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics” thu hút sự tham gia của đông đảo lãnh đạo các Bộ ngành, doanh nghiệp logisitcs |
Trong khi đó, mặc dù vẫn là địa phương có tỷ trọng dẫn đầu cả nước đạt 44,902 tỷ đôla nhưng TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt tỷ trọng tăng 1,2% so với năm 2020. Riêng thủ đô Hà Nội đứng ở vị trí thứ 8 (tụt 1 bậc so với năm 2020, xếp sau Bắc Giang) của cả nước, đạt 15,5 tỷ đôla nhưng cũng chỉ tăng 2,2% so với năm 2020.
Nằm ở top giữa là các tỉnh Thanh Hoá 15, Hưng Yên 16, Hà Nam 17, Quảng Ninh 19, Tiền Giang 20, Thái Bình 21, Nam Định 22...
Bên cạnh đó, 10 tỉnh có tỷ trọng xuất nhập khẩu thấp nhất cả nước (tính từ trên xuống dưới) bao gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Đắc Nông, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Trong đó, Điện Biên là tỉnh có tỷ trọng xuất khẩu thấp nhất cả nước chỉ đạt 15,702 triệu đôla, tăng trưởng âm lên tới 60,3%, tụt 3 bậc so với năm 2020.
Đáng chú ý, trong các tỉnh nằm cuối “bảng xếp hạng” có Bắc Kạn chỉ đạt 41,248 triệu đôla nhưng lại có tỷ trọng tăng trưởng đạt tới 276,6% so với năm 2020, tăng 3 bậc theo thứ hạng. Nhóm các tỉnh như Sơn La, Lai Châu dù vẫn có mức tăng trưởng tăng so với năm 2020 nhưng thứ hạng thống kê về kim ngạch xuất khẩu vẫn “giữ nguyên” vị trí thứ 61 và 62 so với cả nước.
Qua những con số này có thể thấy, cả nước trong năm 2021 dù hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn đạt tỷ trọng xuất khẩu tăng 19,0%. Có được kết quả vô cùng ấn tượng này phải kể đến sự nỗ lực, linh hoạt trong điều hành của Chính phủ, sự tham mưu kịp thời của các bộ ngành như Công Thương, Tài chính…và của các địa phương khi “ứng phó”, thích ứng trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp.
Trong năm 2021, dù 2 địa phương TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội dù vẫn ở “top” đầu nhưng tỷ trọng tăng trưởng không cao, thủ đô Hà Nội còn bị tụt hạng khi xếp ở vị trí thứ 8 sau Bắc Giang. Điều này có thể lý giải được bởi trong năm qua đây là 2 trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi Covid-19.
Riêng đối với Phú Thọ, trong năm 2021, địa phương này đã “leo” 3 bậc trên bảng xếp hạng khi có tỷ trọng tăng trưởng lên tới 91,5% so với năm 2020. Có được kết quả này, chắc chắn phải ghi nhận những nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương của Phú Thọ đã quyết liệt thực hiện các giải pháp như: Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại; thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất…
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng đại diện lãnh đạo Vuasanca và các doanh nghiệp logistics công bố "Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021" |
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về thị trường, nhu cầu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường các nước, thông tin quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của các nước thành viên WTO; nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ.... đến với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Qua “bức tranh” về những con số thống kê kim ngạch xuất khẩu của các địa phương cũng cho thấy, trong 2 năm 2020, 2021, các tỉnh ở “top” đầu vẫn không có mấy sự xáo trộn về thứ hạng, chỉ có Phú Thọ đã nỗ lực “bứt tốc’ vươn lên từ vị trí 13 lên vị trí thư 10.
Tương tự như vậy, tại các tỉnh nằm “top 10” của bảng “xếp hạng” các địa phương nằm nhóm cuối cũng không có nhiều sự thay đổi về vị trí. Các địa phương như Sơn La, Lai Châu, Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang vẫn không có nhiều sự thay đổi về thứ hạng, thậm chí có một số tỉnh còn giữ nguyên. Điều này cũng đặt ra các thách thức đối với các tỉnh nằm cuối “bảng xếp hạng” cần phải tăng cường, tiếp tục quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất; khai thác tốt thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
Đồng thời, Sở Công Thương của các địa phương này cũng cần phải tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường thực hiện các chính sách đầu tư thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đưa vào sản xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền các mặt hàng là thế mạnh của địa phương và tận dụng hiệu quả các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; khai thác các thông tin chế độ chính sách mới về xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó giúp doanh nghiệp triển khai trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.