CôngThương - Ngày thứ Hai, chính phủ Rumani sụp đổ sau nhiều tuần người dân biểu tình chống lại các biện pháp thắt chặt ngân sách của chính phủ nhằm ngăn tiền bị rút mạnh khỏi quốc gia đang gặp nhiều khó khăn này.
AP đưa tin Thủ tướng và nội các của ông từ chức để làm giảm căng thẳng chính trị và xã hội đang tồn tại ở đất nước này.
Lãnh đạo Đảng đối lập kêu gọi Tổng thống Traian Basescu từ chức. Ông Crin Antonescu, người đứng đầu đảng đối lập, khẳng định chính phủ Rumani hiện thực sự đang chìm trong tham nhũng với những người điều hành thiếu năng lực và dối trá.
Cho đến nay, trong số các chính phủ châu Âu, các biện pháp thắt chặt ngân sách đã trở nên phổ biến, các chính phủ cố gắng giảm nợ để khôi phục niềm tin vào đồng euro hiện đang chịu rất nhiều chỉ trích.
Chính phủ Tây Ban Nha đưa ra gói giải cứu cắt giảm ngân sách và tăng thuế với tổng trị giá 20 tỷ USD và thậm chí còn giảm bớt cả ngày nghỉ.
Các biện pháp cắt giảm ngân sách được thực hiện để nhằm giúp các nước tồn tại: chính phủ Rumani giảm mạnh chi tiêu để nhận được khoản vay 26 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm có tiền chi tiêu công. Thuế doanh thu được tăng từ 19% lên 24%. Người làm việc trong lĩnh vực công bị giảm lương 25%.
Thế nhưng tại Rumani và nhiều nước khác, các biện pháp cắt giảm chi tiêu rất không phổ biến. Italy đối đầu với nhiều cuộc đình công trong tháng 12/2011 bởi các nhà hoạch định chính sách nước này tăng thuế và trì hoãn các chương trình lương hưu. Tại Hy Lạp, người lao động gần như ngày nào cũng đình công bởi họ khẳng định các biện pháp thắt chặt ngân sách đang không giải quyết được các vấn đề của nền kinh tế.