Thép Thái Nguyên của ông Hoàng Thái Học còn lại gì sau một thời oanh liệt?
Ông Hoàng Thái Học là /chu-de/doanh-nhan-viet-nam.topic khá nổi tiếng ở Thái Nguyên. Ông Học sinh năm 1971, là Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Thép Thái Nguyên - một trong những trụ cột hình thành nên hệ sinh thái TNS Holdings do chính ông sáng lập.
Hành trình gây dựng sự nghiệp hơn 30 năm của ông Hoàng Thái Học là câu chuyện dài kỳ, nhưng rút lại có mấy điểm đáng chú ý. Được biết, ông Học bắt đầu bén duyên với kinh doanh từ năm 20 tuổi, bằng việc thành lập trung tâm tin học và sửa chữa điện tử. Giai đoạn khởi nghiệp năm 1990 - 1991 của ông không hề thuận lợi, số vốn gom góp chỉ có 10 triệu đồng, buộc ông phải tự thân xoay sở, đồng thời kêu gọi bạn bè hỗ trợ làm ăn.
Tới nay, theo giấy đăng ký kinh doanh mới nhất, số lao động Công ty Thép Thái Nguyên công bố chỉ còn 152 người. Nếu so với tháng ngày "vàng son" 20 năm về trước, con số này đang phác họa bức tranh khá nhợt nhạt. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, việc vừa làm thầy vừa làm thợ đã tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của ông Hoàng Thái Học, trong khi không nhận được sự tin tưởng của gia đình, nên cơ sở đầu tay của ông đã nhanh chóng đóng cửa vì không đủ tiền thanh toán mặt bằng, chi phí khác. Bị "đốn hạ" bởi sự khốc liệt của thương trường, chàng thanh niên Hoàng Thái Học trở về con đường làm thuê tại các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài để rồi sau khoảng thời gian ấy, một lần nữa ông quyết định thành lập công ty riêng.
Năm 2001, ông lựa chọn ngành sản xuất thép, lập ra Công ty Cổ phần Thép Thái Nguyên và với tinh thần đã được trui rèn qua năm tháng, doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động đã đạt những thành tích đáng công nhận. Năm 2005, ông vinh dự lọt vào top 20 gương mặt của vòng chung tuyển Giải thưởng Sao Đỏ (giải thưởng đầu tiên ở Việt Nam bình chọn và tôn vinh các gương mặt doanh nhân trẻ có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh).
Xuất thân khó khăn, lăn lộn làm thuê, nhưng thời kỳ hoàng kim nhất của ông Hoàng Thái Học là đưa quy mô vốn đầu tư của Công ty Thép Thái Nguyên chạm ngưỡng 300 tỷ đồng, sở hữu 5 nhà máy công suất lớn với hơn 700 lao động làm việc. Vậy nhưng, "bữa tiệc" nào cũng đến lúc lụi tàn, trước những xoay chuyển của thời cuộc, sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường thép, Công ty Thép Thái Nguyên đã phải "khép góc" lại hoạt động kinh doanh, dồn sức đối phó với những vấn đề mới nảy sinh và dần "ngụp lặn" khỏi thương trường để lại ít nhiều tiếc nuối.
Tới nay, theo giấy đăng ký kinh doanh mới nhất, số lao động Công ty Thép Thái Nguyên công bố chỉ còn 152 người. Bên cạnh đó, tổng tài sản của họ đã liên tục giảm sút từ năm 2020 đến giờ, từ 275 tỷ đồng xuống 239,8 tỷ đồng (năm 2023). Nếu so với tháng ngày "vàng son" 20 năm về trước, những con số này đang phác họa bức tranh khá nhợt nhạt.
Hoạt động kinh doanh cũng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Thép Thái Nguyên cũng ròng rã "đổ đèo" từ năm 2020. Mốc doanh thu 74 tỷ đồng đạt được khi này dường như tiêu tan, liên tục các năm sau đó giảm còn 55,8 tỷ đồng (2021), 61,4 tỷ đồng (2022) và 53,6 tỷ đồng (2023).
Buồn bã hơn là các năm 2022 - 2023 gần đây, lợi nhuận sau thuế của Công ty Thép Thái Nguyên đã "trôi" về vùng thấp nhất lịch sử, mỗi năm có lãi chỉ trên 1 tỷ đồng. Làm ăn bấp bênh khiến ông Hoàng Thái Học cần sự chi viện từ các tổ chức tín dụng bên ngoài, trong đó, điển hình là Ngân hàng TMCP An Bình - ABBank. Khoản tiền vay mượn được cầm cố bằng tài sản là các bất động sản của doanh nghiệp trong Khu đô thị Thành phố Giao Lưu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Từ năm 2016 đến nay, địa chỉ Công ty Thép Thái Nguyên đầu tư, thiết kế làm văn phòng đại diện đã được "gán" cho phía ngân hàng.
Cái khó của Công ty Thép Thái Nguyên tiếp tục "lây lan" cho các mảng miếng kinh doanh khác của ông Hoàng Thái Học. Chẳng vì thế, mà Công ty TNHH Hoa Nguyên (cơ quan ông Hoàng Thái Học đặt ở TP. Hồ Chí Minh) đã phải phá sản, giống như cách Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển TNS (TP. Thái Nguyên, đại diện là ông Hoàng Quang) bị kéo ra khỏi thị trường.
Trong số đơn vị ông Hoàng Thái Học góp vốn, Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp DIC (Hải Phòng) và Công ty Cổ phần Nhựa Việt Úc (cùng trụ sở với Công ty Thép Thái Nguyên) là hai doanh nghiệp còn đang tiếp tục hoạt động.
Công ty Nhựa Việt Úc là công ty con do Thép Thái Nguyên nắm giữ 81% cổ phần (ông Học nắm 11,79%), có vốn điều lệ 47,3 tỷ đồng, chuyên sản xuất ống và phụ kiện nhựa... Tương tự công ty mẹ, hoạt động kinh doanh của Nhựa Việt Úc cũng gặp nhiều khó khăn, với doanh thu trồi sụt quanh ngưỡng 50 - 60 tỷ đồng; lợi nhuận thấp đến đáng báo động với 548 triệu đồng (2021), 323 triệu đồng (2022) và 1,3 tỷ đồng (2023). Đáng nói, 2019 và 2020, doanh nghiệp còn chịu khoản thua lỗ 3,7 tỷ đồng và 306 triệu đồng.
Tình trạng thua lỗ của Nhựa Việt Úc không hiếm, đến nỗi tổng lỗ lũy kế của họ tính đến ngày 31/12/2023 đã vượt 12 tỷ đồng (25% vốn điều lệ), gây báo động về dòng tiền duy trì hoạt động. Thậm chí, rủi ro mà Nhựa Việt Úc đang bộc lộ còn nghiêm trọng hơn công ty mẹ Thép Thái Nguyên, khi họ cõng số nợ phải trả 57,4 tỷ đồng, cao gần hai lần so với vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Nam Thái Nguyên là đơn vị cấp tín dụng tích cực nhất cho doanh nghiệp, với tài sản bảo đảm là dây truyền sản xuất ống nhựa và phụ kiện ống nhựa UPVC, hoặc máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhựa khác thuộc sở hữu của Nhựa Việt Úc.