Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 03/11/2024 21:40

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 5/8/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu WTI chốt ở mức gần 82 USD

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 5/8/2023 và nhìn lại tuần qua, giá dầu WTI chốt ở mức gần 82 USD, giá cà phê và kim loại đều giảm.

Giá dầu WTI gần đạt mốc 82 USD

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), cả hai mặt hàng dầuthô WTI và Brent đã kết thúc tuần giao dịch ngày 24/07 – 30/07 với mức tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 4, kéo dài chuỗi tăng tuần thứ 5 liên tiếp. Nguồn cung thu hẹp, trong khi nhu cầu tại các nước tiêu thụ hàng đầu có dấu hiệu tích cực đã thúc đẩy lực mua. Thêm vào đó, báo cáo tăng trưởng kinh tế quý II tại Mỹ và một số quốc gia châu Âu cao hơn kỳ vọng cũng góp phần hỗ trợ tâm lý cho thị trường.

Giá dầu tăng cao, giá các mặt hàng khác giảm trong tuần qua

Cụ thể, giá dầu WTI tăng 4,55%, đóng cửa tuần với mức giá 80,58 USD/thùng, cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Dầu Brent tăng 4,36% lên mức 84,41 USD/thùng.

Dầu thô kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7 trong sắc xanh, kéo dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp, và chính thức đưa giá dầu ghi nhận mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ đầu năm 2022. Cụ thể, giá dầu WTI chốt phiên ngày 31/07 với mức tăng 1,51% lên 81,8 USD/thùng, dầu Brent đóng cửa tại mức giá 85,43 USD/thùng sau khi tăng 1,21%. Như vậy, giá dầu đã đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 4 sau khi tăng gần 16% trong tháng 7.

Sau 3 phiên tăng liên tiếp, giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 01/08 trước áp lực chốt lời từ các nhà đầu tư, và một vài dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ gặp sức ép nhất định. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,53% xuống 81,37 USD/thùng và dầu Brent chốt phiên sát mốc 85 USD/thùng sau khi giảm 0,61%.

Sang ngày 3/8, giá dầu giảm nhẹ khi giá dầu WTI giảm 2,31%, đánh mất mốc 80 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 2,01% xuống còn 83,2 USD/thùng, bất chấp dữ liệu tồn kho dầu giảm mạnh của Mỹ.

Đến cuối tuần, giá dầuđã lấy lại đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 03/08, khi hai quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga tiếp tục cho thấy dấu hiệu sẽ thu hẹp nguồn cung trên thị trường trong thời gian tới.

Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 2,59% lên mức 81,55 USD/thùng và dầu Brent đóng cửa với mức giá trên 85 USD/thùng, cao hơn 2,33% so với phiên trước đó.

Giá cà phê giảm vào cuối tuần

Vào đầu tuần, giá cà phê Arabica bất ngờ đảo chiều tăng mạnh hơn 4%, là phiên tăng mạnh nhất trong 1 tháng trở lại đây của mặt hàng này. Hoạt động thu hoạch cà phê chững lại gây cản trở lên việc xuất khẩu cà phê vụ mới.

Giá Robusta cũng ghi nhận mức giảm hơn 1% so với tham chiếu. Thị trường tiếp tục đứng trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau dữ liệu xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Indonesia.

Giá cà phê tiếp tục diễn biến trái chiều trong những ngày sau đó. Cụ thể, giá Arabica suy yếu nhẹ với mức giảm 0,06%, trong khi giá Robusta ghi nhận mức tăng 0,53% so với tham chiếu. Đồng USD khởi sắc đã thúc đẩy nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil.

Chỉ số Dollar Index tăng 0,44% trong phiên hôm qua trong khi đồng Real của Brazil sụt giảm mạnh. Điều này khiến tỷ giá USD/Brazil bật tăng 1,44%. Chênh lệch tỷ giá gia tăng giúp kích thích nhu cầu bán hàng từ phía nông dân Brazil.

Hơn nữa, thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), xuất khẩu cà phê tại Brazil trong tháng 7 có sự tích cực nhất định. Cụ thể, Brazil đã vận chuyển được 2,68 triệu bao cà phê loại 60kg, tăng so với mức 2,59 triệu bao của tháng trước và 2,52 triệu bao trong cùng kỳ năm 2022.

Ở chiều ngược lại, những lo ngại về khan hiếm nguồn cung tại Châu Á tiếp tục hỗ trợ giá Robusta khởi sắc. Nguồn cung tại Việt Nam rơi vào tình trạng cạn kiệt, kéo theo xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2023 có thể giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, theo ước tính từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO).

Đến cuối tuần, giá cà phê Arabica đang chịu lực bán khi giảm nhẹ 0,76%, đồng thời giá cà phê Robusta cũng giảm nhẹ 0,19%.

Giá kim loại "lao dốc"

Kết thúc phiên tuần giao dịch cuối cùng của tháng 7, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim giảm tuần thứ hai liên tiếp khi giảm lần lượt 1,45% xuống 24,49 USD/ounce và 2,93% xuống 943,7 USD/ounce.

Tương tự thị trường dầu thô, thị trường tài chính được hỗ trợ bởi loạt dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ. Theo đó, nhóm kim loại quý phải chịu sức ép bởi đồng USD mạnh lên khiến chi phí đầu tư trở nên đắt đỏ hơn, cùng với đó, vai trò trú ẩn của nhóm bị thất thế trong bối cảnh vĩ mô tích cực.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX phục hồi sau tuần giảm mạnh trước đó, với mức tăng 2,84% lên 3,92 USD/pound. Trong khi giá quặng sắt lao dốc 4,53% xuống 108,51 USD/tấn, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất của giá sắt trong vòng 2 tháng.

Giá đồng COMEX nhận được hỗ trợ kép từ yếu tố Trung Quốc và bối cảnh vĩ mô lạc quan. Tại Trung Quốc, sau cuộc họp của Bộ Chính trị diễn ra vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo hàng đầu của nước này đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế.

Đến giữa tuần, thị trường kim loại tiếp tục “đỏ lửa”. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim giảm hai phiên liên tiếp với mức giảm lần lượt 1,87% xuống 23,87 USD/ounce và 1,06% xuống 930,4 USD/ounce. Cả hai mặt hàng này đều giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây. Yếu tố chính gây sức ép tới nhóm kim loại vẫn là sự phục hồi của đồng USD, với chỉ số Dollar Index tăng 0,28% lên 102,59 điểm trong phiên hôm qua.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX duy trì đà giảm khi giảm 1,66%, trong khi giá sắt giảm 2,01% xuống 105,86 USD/tấn, mức thấp nhất trong vòng 2 tháng.

Giá đồng và giá sắt đều phải chịu sức ép sau khi dữ liệu của Trung Quốc chỉ ra hoạt động sản xuất của nước này tiếp tục thu hẹp tháng thứ 4 liên tiếp. Với vai trò là kim loại công nghiệp làm đầu vào cho hoạt động sản xuất, dữ liệu này làm lu mờ đi triển vọng tiêu thụ.

Bên cạnh đó, đối với thị trường quặng sắt, kế hoạch cắt giảm sản lượng thép ở Trung Quốc vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu, từ đó gây sức ép lên giá sắt.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm

Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy phép phân phối rượu của hai doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/10: Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/10: Giá bạc lên mức cao nhất trong 12 năm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/10: Chỉ số MXV-Index phục hồi, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 2 doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch ‘đỏ lửa’

Hà Nội: Thị trường hoa tươi đắt khách ngày 20/10

Choáng váng cảnh chen chúc chật kín người, giá hoa tăng chóng mặt tại chợ hoa Quảng Bá, Quảng An

Thị trường quà tặng ngày 20/10: Đa dạng nhưng vắng khách

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/10: Giá đường giảm về mức thấp nhất gần một tháng

Hà Nội: Giá cau lập đỉnh mới hơn 100 nghìn đồng/kg, thương lái sợ điều gì?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/10/2024: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/10/2024: Giá năng lượng ‘rực đỏ’ dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hóa

Vai trò thiết yếu của thị trường giao dịch hàng hóa trong phát triển nền kinh tế bền vững