Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 22:20

Thị trường hàng hóa ngày 6/10: Tăng ngày thứ 3 liên tiếp, giá dầu nhận hỗ trợ sau cuộc họp của OPEC+

Thị trường hàng hóa ngày 6/10, chỉ số hàng hoá MXV-Index nối dài đà tăng ngày thứ 3. Tuy nhiên, đà tăng đã chậm lại thể hiện qua mức tăng 0,88% lên 2.541 điểm.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), lực mua rất mạnh trên nhóm năng lượng tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy đà tăng của toàn thị trường. Điều này cũng đã hỗ trợ cho dòng tiền đầu tư trong nước. Giá trị giao dịch toàn Sở ghi nhận bật tăng 16%, đạt 4.200 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch riêng nhóm năng lượng chiếm tới gần 40% tổng dòng tiền kể trên.

OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng, dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần, sau quyết định tăng sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ và báo cáo thị trường dầu hàng tuần của EIA cho thấy tồn kho dầu tại Mỹ tiếp tục giảm. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 05/10, giá WTI tăng 1,43% lên 87,76 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,71 USD/thùng lên 93,37 USD/thùng.

Thông tin quan trọng nhất trong ngày hôm qua là cuộc họp chính sách tháng 10 của OPEC+. Kết thúc cuộc họp, nhóm quyết định sẽ giảm sản lượng dầu tháng 11 ở mức 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 2% tổng nguồn cung dầu thế giới. Tuy vậy, với 14 trên 20 thành viên thực tế đang gặp khó khăn trong việc sản xuất theo hạn ngạch cũ, con số thực tế sẽ không đến mức 2 triệu thùng/ngày. Theo ước tính của Ả Rập Xê Út sản lượng sẽ giảm khoảng 1 – 1,1 triệu thùng/ngày, còn Goldman Sachs đưa ra ước tính thấp hơn, ở mức 0,4 – 0,6 triệu thùng/ngày. Ngân hàng này tin rằng chỉ có Ả Rập Xê Út, Iraq, UAE và Kuwait mới cần phải cắt giảm sản lượng để tuân thủ hạn ngạch.

Quyết định của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn, đặc biệt là Mỹ. Sau cuộc họp, Nhà Trắng cho biết sẽ tham vấn Quốc hội về các công tác để giảm bớt sự kiểm soát của nhóm đối với giá năng lượng. Theo giới phân tích, phát biểu này ám chỉ về dự luật NOPEC, nhằm chống tình trạng độc quyền trên thị trường dầu. Nếu được thông qua, Mỹ có thể kiện OPEC vì can thiệp quá sâu vào thị trường. Tuy vậy, dự luật này vấp phải sự phản đối của nhiều bên, trong đó có cả các công ty trong ngành dầu khí Mỹ.

Giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ sau báo cáo tối qua của EIA, cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa kết hợp với xuất khẩu tăng đã khiến cho tồn kho trong tuần kết thúc 30/09 giảm 1,4 triệu thùng. Trước đấy, thị trường kỳ vọng tồn kho sẽ giảm 2,1 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm lọc dầu như xăng, nhiên liệu chưng cất và nhiên liệu máy bay cũng đồng loạt giảm mạnh lần lượt ở mức 4,7, 3,4 và 0,5 triệu thùng, trở thành hỗ trợ tốt cho giá.

Giá bông giảm mạnh gần 6%, đi ngược diễn biến thị trường nguyên liệu công nghiệp

Kết thúc phiên giao dịch 05/10, sắc xanh tiếp tục bao trùm trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Tuy vậy, điểm đáng chú ý nhất lại thuộc về sự sụt giảm gần 6% của bông khi Dollar Index khởi sắc trở lại.

Là mặt hàng duy nhất trong nhóm ghi nhận sự sụt giảm trong phiên hôm qua, giá bông giảm gần 5 cents/pound. Trong phiên giao dịch buổi sáng, giá bông vẫn ghi nhận sự khởi sắc nhờ hỗ trợ từ giá dầu thô thế giới, khiến Polyester, chất thay thế chính của bông trở nên đắt hơn, từ đó kéo theo bông. Tuy nhiên, bắt đầu sang phiên chiều, đồng Dollar Mỹ tăng mạnh, khiến giá bông Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, từ đó hạn chế lực mua trên thị trường và đẩy giá bông giảm mạnh.

Ở chiều ngược lại, cà phê Arabica là mặt hàng dẫn đầu xu hướng tăng của nhóm với mức tăng 2,44%. Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, các lô hàng cà phê từ 10/2021 đến 08/2022 của 2 nhà xuất khẩu Arabica lớn nhất thế giới là Brazil và Colombia lần lượt giảm mạnh 27,2% và 18,7%. Nguyên nhân được đưa ra là do sản lượng bị dự đoán cắt giảm tại Brazil và thời tiết không thuận lợi làm giảm nguồn cung từ Colombia. Kết hợp với tồn kho đạt chuẩn Arabica trên Sở ICE vẫn ở mức thấp nhất trong hơn 23 năm qua, đã cho thấy nguồn cung đang gặp phải tình trạng thiếu hụt, từ đó sẽ tiếp tục hỗ trợ giá trong thời gian tới.

Theo sau cà phê, 2 mặt hàng đường cũng ghi nhận mức tăng khiêm tốn lần lượt với đường trắng là 0,28% và đường 11 là 0,22%. Sự khởi sắc của đường phần nào được hỗ trợ từ thông tin sản lượng đường của Liên minh Châu Âu (EU) trong niên vụ 22/23 được dự báo sẽ giảm 6,9%, xuống mức 15,5 triệu tấn do diện tích gieo trồng giảm cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết khô hạn.

Dầu cọ thô có phiên tăng thứ 5 liên tiếp dù lực tăng trong phiên hôm qua khá nhẹ, chỉ 0,77%. Đầu phiên giao dịch giá bất ngờ bật tăng nhờ hỗ trợ từ giá dầu thô. Tuy nhiên, giá bắt đầu giảm dần từ phiên sáng ngày 05/10 khi dự kiến số liệu về tồn kho dầu cọ vào cuối tháng 09 của Malaysia tăng 8% và chạm mức cao nhất trong gần 03 năm trở lại đây. Tuy vậy, đà tăng vẫn không hoàn toàn bị xóa tan mà vẫn giữ được mức khởi sắc 28 MYR/tấn cho đến khi kết thúc phiên.

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg, nối dài đà tăng từ đầu tuần

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt tăng nhẹ 100 đồng/kg. Theo đó, giá cà phê trong nước được thu mua dao động trong khoảng 46.600 – 47.000 đồng/kg. Như vậy, so với đầu tuần này, giá cà phê nội địa đã liên tục tăng với mức tổng lên đến 500 đồng/kg.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), tính chung trong 9 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.280 USD/tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Còn theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Việt Nam tăng xuất khẩu cà phê robusta sang hầu hết các thị trường chủ yếu, như Đức, Italia, Bỉ, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Anh,… Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam sang một số thị trường khu vực châu Á giảm, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/11: Giá gạo giảm nhẹ, lúa ít biến động

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Tọa đàm Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 26/11/2024: Đồng Yen Nhật biến động trái chiều giữa các ngân hàng thương mại

Giá heo hơi hôm nay 26/11/2024: Miền Bắc và miền Nam biến động trái chiều

Giá bạc hôm nay 26/11/2024: Áp lực bán gia tăng đẩy giá bạc giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Giá tiêu đồng loạt bật tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 26/11/2024: Đồng USD giảm khi lợi suất tăng

Giá xăng dầu hôm nay 26/11/2024: Giá dầu tiếp tục giảm 2 USD/thùng

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Giá vàng chiều nay 25/11/2024: Vàng "quay xe" giảm nhẹ

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Giá bạc tuần qua (18/11 - 22/11/2024): Đi ngang với áp lực lớn của đồng Dollar Mỹ

Giá nông sản hôm nay 25/11/2024: Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11: Nguồn ít gạo thơm chào giá cao, giá lúa đi ngang

Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước đứng yên

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên đồng loạt giảm giá