Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:51

Thị trường nội địa sôi động dịp cuối năm

Bắt đầu bước vào mùa mua sắm cuối năm, các kênh bán lẻ Việt đã bung khuyến mại nhằm đón đầu xu hướng mua sắm sôi động của thị trường nội địa.

Đa dạng giải pháp kích cầu tiêu dùng

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 cả nước ước đạt 536,3 nghìn tỉ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được nhờ sự vào cuộc của cả các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại - dịch vụ trên cả nước cũng đã diễn ra khá sôi động và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm, đặc biệt với nhóm hàng tiêu dùng, thời trang, gia dụng.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương đánh giá, dự kiến từ nay đến cuối năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có thể tăng trở lại khi kinh tế trong nước đang dần hồi phục, giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng như chương trình khuyến mại tập trung quốc gia, tháng khuyến mại tại nhiều địa phương, hội chợ hàng hóa Tết… cùng với nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cuối năm của các doanh nghiệp trong cả nước được diễn ra, thu hút người tiêu dùng.

MM Mega Market Việt Nam triển khai Chương trình “Đánh bại lạm phát, Mua hàng bình ổn, Tiết kiệm thông minh” với hơn 1.000 mặt hàng bình ổngiá

Thực tế, hiện nay, các đơn vị lớn như: Saigon Co.op, Aeon, Lotte Mart, Winmart, MM Mega Market... đã và đang liên tục thực hiện những đợt khuyến mãi lớn, kéo dài ở tất cả các ngành hàng.

Đơn cử, chuỗi hoạt động thuộc Chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023 đang được triển khai mạnh trong thời gian qua. Chỉ tính riêng vào hai ngày Thứ 7, Chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 11 (tức ngày 11, 12/11), sự kiện “Ngày Vàng giá shock” đã được triển khai đồng loạt tại 50 “Điểm Vàng” của chương trình là các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng lớn tại Hà Nội như: Mediamart, BRGmart, Big C, MM Megamarket, Nguyễn Kim, Vultex, Saigon Co.opmart, Doji, Lan Chi, Hiền Lương,Winmart, Đức Thịnh…

Hoặc tại chuỗi BigC và Go! miền Bắc (Tập đoàn Central Retail Việt Nam), Tháng Khuyến mại Hà Nội được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm đã trở thành tháng trọng điểm khuyến mại trong năm của BigC và Go! miền Bắc trong những năm gần đây.

Năm nay, đơn vị đã làm việc trước với các nhà cung cấp để có được mức giá và nguồn hàng tốt nhất. Bên cạnh chương trình Tháng Khuyến mại, BigC và Go! miền Bắc còn có chương trình 1.000 sản phẩm giá luôn thấp. Đơn vị cũng chú trọng đầu tư để vừa hỗ trợ người tiêu dùng vừa tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Ghi nhận trong tuần đầu tiên của Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023, mức tăng trưởng bán hàng khoảng 10,6%.

Ngoài ra, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đang phối hợp với MM Mega Market Việt Nam triển khai Chương trình “Đánh bại lạm phát, Mua hàng bình ổn, Tiết kiệm thông minh” với hơn 1.000 mặt hàng bình ổngiá.

Danh mục 1.000 mặt hàng hàng bình ổn giá trải rộng từ bánh tươi, thực phẩm chế biến, nước giải khát, vật dụng gia đình, bánh – kẹo – ngũ cốc, thực phẩm và nhu yếu phẩm… Đây là chương trình MM Mega Market Việt Nam kết hợp cùng các nhà cung cấp lớn trong nước thực hiện nhằm đánh bại lạm phát, bình ổn giá, hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm thông minh trước làn sóng tiêu dùng cuối năm.

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR) chia sẻ, cùng với chuỗi sự kiện trên, tháng 9 vừa qua, sự kiện Viet Nam International Sourcing Expo 2023 do Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh đã giúp kết nối các nhà sản xuất kinh doanh trong nước với nhà nhập khẩu, kênh phân phối, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, tạo ra sự dịch chuyển, tạo chuỗi sản xuất tiêu thụ một cách tốt nhất và có thể mở rộng hoạt động tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam. Đồng thời, mở thêm kênh nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng hoá cho nội địa và xuất khẩu.

Duy trì tăng trưởng bền vững ở thị trường nội địa

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, lần đầu tiên niềm tin của người tiêu dùng (CCI) tại Việt Nam rơi vào một trong những nước thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là một trong những yếu tố tác động làm thay đổi thị trường. Tỉ lệ đóng góp của khối nội chỉ khoảng 40% cho thấy khối ngoại đang lấn lướt.

Bộ Công Thương cũng thừa nhận, hiện hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất khẩu trong nước vẫn đang gặp khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm và thu nhập của người lao động, nhất là tại các thành phố lớn, tập trung nhiều các khu công nghiệp. Thu nhập của một bộ phận người lao động giảm đồng nghĩa với việc thắt chặt các khoản chi tiêu tiêu dùng không thực sự cần thiết, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như lương thực, thực phẩm…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Đức cho rằng, với lợi thế dân số đông nên thời gian qua, dù chịu tác động của suy thoái kinh tế song thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn có sức hút với các nhà đầu tư ngoại, các đối tác nước ngoài.

Đến hết quý 3/2023, đã có hơn 60 đoàn của các tổ chức, cơ quan ngoại giao... đã tiếp xúc, gặp gỡ để xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm nước ngoài vào phân phối ở thị trường Việt Nam. Trong khi đó, một số doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong xuất khẩu cũng quay lại thị trường trong nước. Điều này khiến cho thị trường nội địa sôi động, cơ cấu nguồn hàng hóa đầu vào có sự dịch chuyển với sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng ngoại. Đây cũng là xu hướng đầu tiên trong những xu hướng mà các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đang tự vận động để thích ứng với thị trường.

Ông Nguyễn Anh Đức cho rằng, để thị trường nội địa duy trì đà tăng mạnh mẽ hơn nữa, cần các chính sách tập trung vào doanh nghiệp nhiều hơn. Cụ thể, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được hoạch định, triển khai sớm hơn, liên tục, dài hơi hơn.

Bên cạnh đó, cần quy hoạch tổng thể lại cung cầu nguồn nguyên liệu trên quy mô toàn quốc để các nguồn cung trong nước không cạnh tranh lẫn nhau mà phát huy giá trị cốt lõi. Cần có sự liên kết của các ngành, các hiệp hội như du lịch hợp lực với thương mại tạo nên sự phát triển, sức bật tổng thể cho nền kinh tế hơn.

Về phía Bộ Công Thương, bà Lê Việt Nga chia sẻ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp lễ, Tết, không để xảy ra tình trang thiếu hàng, sốt giá.

Song song với đó, chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người dân trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Tổ chức các chương trình kết nối cung cầu giữa các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với các địa phương khác trong cả nước trong những tháng cuối năm để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, mở rộng kênh phân phối, đồng thời tìm kiếm nguồn hàng, giới thiệu các đặc sản vùng miền, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đặc biệt, triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước nhằm tận dụng hiệu quả mùa vàng mua sắm cuối năm để thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội địa.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc