Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:50

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.

Tuy không gay gắt như mùa khô của năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 nhưng tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn (hạn mặn) ở Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) năm nay đã có những tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh.

Nhờ các công trình cống, đập ngăn mặn được vận hành hiệu quả và ý thức của người dân trong phòng tránh cũng được nâng cao nên hạn mặn chưa gây thiệt hại nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận người dân sinh sống tại các khu vực ven biển đang chịu cảnh thiếu hụt nước sinh hoạt. Tình trạng này sẽ trầm trong hơn nếu hạn mặn còn tiếp tục kéo dài.

Người dân ven biển Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) nhận hỗ trợ nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn.

Tại khu vực ven biển các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, nhiều hoạt động hỗ trợ nước ngọt cho người dân đã diễn ra. Hoạt động này do chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội và những doanh nghiệp, cá nhân (nhà hảo tâm) thực hiện.

Nhìn vào đặc điểm thời tiết và chế độ thủy văn của vùng đất, có thể hình dung “cơ chế” đưa đến hạn mặn thế này: Vào mùa nắng (mùa khô, từ tháng 11 của năm trước kéo dài qua đến tháng 4 của năm tiếp theo), nguồn nước từ sông Mê Kông đổ về miền Tây Nam Bộ (qua sông Cửu Long) giảm sút, dòng chảy yếu nên không đủ sức đẩy lùi nước biển dâng theo các cửa sông lớn.

Nguồn nước bên ngoài lãnh thổ này chiếm đến 95% tổng lượng nước sông Cửu Long, 5% còn lại là nguồn nội sinh tại chỗ. Năm nào nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về ít, nắng nóng kéo dài thì nước biển càng lấn sâu vào đất liền. Theo ước tính của ngành chức năng, mùa khô 2023 – 2024, lượng nước đổ về miền Tây Nam Bộ thiếu hụt khoảng 10 – 15%, nhiệt độ cũng cao hơn từ 0,5 – 1,5°C so với trung bình nhiều năm.

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nước ngọt cho người dân khu vực ven biển các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau.

Từ giữa tháng 4/2024, mùa khô ở miền Tây Nam Bộ được cho là đã bước vào cao điểm. Nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức 34 – 37°C, phạm vi xâm nhập mặn ngày càng đáng lo ngại. Trên những nhánh sông lớn của dòng Cửu Long như: Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cổ Chiên, Hàm Luông, sông Hậu, nước biển đã vào sâu có nơi hơn 60km tính từ cửa sông.

Những người gắn bó với miền đất Tây Nam Bộ đều biết rằng hạn mặn vốn có lịch sử lâu đời chứ không phải vấn đề gì mới mẻ. Năm nào cũng vậy, ít hoặc nhiều, nhẹ nhàng hay gay gắt, cứ đến kỳ là “nó” lại xuất hiện. Có năm hạn mặn đến rồi đi âm thầm không ai chú ý, rất bình thường.

Vì xem hạn mặn là chuyện bình thường nên không ít người còn có tâm lý chủ quan, ỷ lại. Phần lớn những người bị thiếu hụt nước sinh hoạt đều có nhà ở phân tán, xa các khu dân cư và ít quan tâm tích trữ nước mưa. Trong khi đó các cây nước (giếng khoan) tại nhà không sử dụng được nữa vì bị nhiễm mặn.

Cách nay hơn 20 năm, hầu như gia đình nào ở nông thôn miền Tây Nam Bộ cũng đều có những chiếc lu chứa nước mưa để dùng trong mùa nắng hạn. Nhà càng đông người thì lu trữ nước càng nhiều, những người có điều kiện còn xây hẳn bồn chứa bằng xi măng, dùng qua mùa khô cũng không hết nước.

Rồi phong trào làm cây nước phát triển rầm rộ, hầu như nhà nào cũng “đóng” một cây nước. Thói quen tích trữ nước mưa không còn, không phải nước mưa bớt “ngon” mà là có cây nước với nguồn nước ngầm tưởng chừng như vô tận vẫn tiện dụng hơn.

Theo ước tính của ngành chức năng, mùa khô 2023 – 2024, lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về miền Tây Nam Bộ thiếu hụt khoảng 10 – 15% so với trung bình nhiều năm.

Hạn mặn ở miền Tây Nam Bộ được dự báo sẽ còn gay gắt, khó lường trong những năm tiếp theo, nguyên nhân trong đó có phần do tác động của các công trình thủy điện, hồ chứa nước và các công trình liên quan đến nguồn nước sông Mê Kông trên phía thượng nguồn.

Trong khi chờ những giải pháp chiến lược được triển khai, đã đến lúc người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ cần chủ động ứng phó với tình trạng thiếu hụt cục bộ nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn. Về cách làm, đơn giản và dễ thực hiện nhất là hãy quan tâm tích trữ nước mưa như tập quán trước đây thôi.

Hồng Bỉnh Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ