Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức phiên điều trần rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá mặt hàng băng chuyền Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức phiên điều trần vụ điều tra chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời |
“Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức gửi hồ sơ với yêu cầu gia nhập BRICS”, bài viết của Bloomberg nêu rõ.
Theo giới chuyên gia, với động thái như vậy Ankara đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng trên toàn cầu và thiết lập các liên hệ mới ngoài các đồng minh truyền thống phương Tây.
Thổ Nhĩ Kỳ và BRICS chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Hồi đầu tháng 7, trong chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã tuyên bố về nguyện vọng gia nhập BRICS và nói về những bước đi khả thi theo hướng này ngay trong năm nay.
Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS. Ảnh: RIA |
Trong hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2018, nơi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tham dự, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Ankara có thể gia nhập vào năm 2022. Tuy nhiên, các sự kiện tiếp theo trên trường thế giới dường như đã trì hoãn tham vọng đó và Ankara chỉ mới thể hiện lại sự quan tâm này.
Phó Chủ tịch đảng VATAN (“Quê hương” của Thổ Nhĩ Kỳ), Hakan Topkurulu cho rằng, BRICS có thể loại bỏ quyền bá chủ của đồng USD trên thế giới, phương Tây sẽ không có cơ hội chống lại giải pháp thay thế cho đồng tiền của Mỹ.
Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ nên gia nhập BRICS nhưng cũng thừa nhận sự hiện diện của một nhóm ủng hộ phương Tây mạnh mẽ ở nước này, có liên quan đến tư cách thành viên NATO.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây, khiến vấn đề gia nhập BRICS càng trở nên phức tạp hơn. Quyết định trở thành thành viên BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra áp lực mạnh mẽ từ Mỹ và các đồng minh phương Tây, những người coi BRICS là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ trên trường quốc tế. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng các biện pháp trừng phạt, hạn chế kinh tế và áp lực chính trị, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và các mối quan hệ quốc tế của nước này.
Mới đây, Azerbaijan đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS. Nhóm được thành lập năm 2009, hiện có 10 thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia.