Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông được ký kết

4 tỉnh, thành phố và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chính thức ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.
Tạo không gian phát triển mới từ kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông

Trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông, lãnh đạo đại diện tỉnh 4 tỉnh, thành phố bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chính thức ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông. Đây là một sáng kiến trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh liên kết vùng, nhằm tăng cường phối hợp khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của 4 địa phương dọc theo trục đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Móng Cái. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của chính phủ đều đưa ra định hướng "tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới”.

Theo đó, thông qua thỏa thuận, sẽ thúc đẩy liên kết kinh tế 4 tỉnh, thành phố trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, cùng ứng phó, giải quyết các thách thức chung nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững vì sự thịnh vượng của mỗi địa phương và của cả 4 tỉnh, thành phố, đồng thời hình thành vành đai kinh tế phía Đông, trung tâm công nghiệp, kinh tế biển, du lịch và là động lực, cực tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng trong vùng như đường cao tốc, hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, kết nối thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc và quốc tế.

Đại biểu đại diện VCCI và 4 tỉnh, thành thảo luận phân tích những thế mạnh, cơ hội nổi trội của từng địa phương để đưa ra mục tiêu phát triển chung.
Đại biểu đại diện VCCI và 4 tỉnh, thành thảo luận phân tích những thế mạnh, cơ hội nổi trội của từng địa phương

Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng bộ của 4 địa phương trong vùng. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng việc mở rộng không gian kinh tế, phát huy các lợi thế của vùng.

Đặc biệt là, tăng hiệu suất và năng lực cạnh tranh của các khu công nghiệp, hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng hiệu quả.

Cụ thể giai đoạn 2022 – 2025, sẽ có mục tiêu bao gồm các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, của 4 địa phương cao hơn mức bình quân của cả nước, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước. Các địa phương tiếp tục cải thiện, giữ vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh thuận lợi.

Kết nối, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của 4 địa phương, mỗi năm có ít nhất 4 hoạt động chung cấp vùng. Liên kết và hình thành cơ sở dữ liệu chung về hạ tầng giao thông, hệ thống các khu công nghiệp, chuỗi sản xuất và cung ứng của bốn địa phương. Hình thành cơ chế liên kết cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư của 4 địa phương, cùng hợp tác, đóng góp vào sự phát triển của 4 địa phương. Kết nối, phát triển cộng đồng doanh nghiệp đạt trên 100 nghìn doanh nghiệp vào năm 2025.

Lãnh đạo VCCI và 4 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức Ký kết Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.
Lãnh đạo VCCI và 4 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức Ký kết Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.

Việc kết nối tập trung vào một số lĩnh vực sau:

Một là liên kết trong xúc tiến thương mại, đầu tư: Bốn địa phương sẽ liên kết chặt chẽ, phối hợp nguồn lực với sự tham gia điều phối của VCCI để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư hiệu quả, tập trung vào các thị trường quan trọng, chiến lược của vùng, trong giai đoạn 2022 và 2023 sẽ tập trung vào hai đối tác chiến lược là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tổ chức định kỳ chương trình xúc tiến đầu tư thương mại chung hằng năm ở trong nước và nước ngoài; liên kết truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và vùng. Tích cực trao đổi thông tin về các hoạt động đầu tư (định hướng đầu tư, các chương trình, dự án liên kết kêu gọi đầu tư; số liệu về đầu tư nước ngoài…) giữa các địa phương.

Hai là liên kết trong giao thông và logistics: Bốn địa phương hướng tới mục tiêu khai thác tốt nhất trục cao tốc phía Đông kết nối từ Hà Nội tới cửa khẩu Móng Cái, cũng như lợi thế về cảng biển, cửa khẩu quốc tế và hạ tầng giao thông, logistics, phục vụ tốt nhất cho các khu công nghiệp, nhà đầu tư và phát triển kinh tế trong vùng. Tiến tới đưa vùng trở thành một trung tâm logistics lớn, quan trọng của khu vực và cả nước. Triển khai các giải pháp cải thiện mạnh mẽ, tạo sự kết nối, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giao thông, dịch vụ hậu cần logistics. Tiến hành đánh giá hiện trạng, đề xuất và thực hiện các giải pháp để thúc đẩy liên kết dịch vụ hậu cần logistics giữa bốn địa phương trong vùng. Định kỳ hàng năm tổ chức các diễn đàn đối thoại và xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư quốc tế và trong nước trong lĩnh vực logistics để tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Nhanh chóng tháo gỡ các rào cản đối với các doanh nghiệp liên quan đến logistics.

Ba là, liên kết trong phát triển chuỗi cung ứng sản xuất: Bốn địa phương hướng tới mục tiêu đưa khu vực trở thành một địa bàn sản xuất công nghiệp quan trọng, hiệu quả, có sự hiện diện ngày càng nhiều của các tập đoàn công nghiệp lớn hàng đầu trên thế giới và đông đảo các doanh nghiệp phụ trợ.

Thực hiện liên kết, phân vai để thu hút và phát triển các ngành nghề theo thế mạnh của từng địa phương trong chuỗi sản xuất và cung ứng, hướng tới các ngành nghề cụ thể như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, logistics,…

Các địa phương quy hoạch, đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, liên kết được giữa sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác, gắn kết về công nghệ và bền vững về môi trường.

Bốn địa phương phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong vùng, có chương trình phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ tại địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ và năng lực sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong vùng. Tiến hành lựa chọn một số cụm ngành chung của bốn địa phương để thúc đẩy phát triển.

Bốn là liên kết trong phát triển du lịch, dịch vụ: Bốn địa phương hướng đến mục tiêu đưa ngành du lịch, dịch vụ của vùng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, có kết nối chặt chẽ với nhau để nâng cao hiệu quả của vùng. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ như du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sự kiện, du lịch tâm linh và các loại hình du lịch khác mà các địa phương trong vùng nhiều thế mạnh theo định hướng bổ trợ, hỗ trợ lẫn nhau, hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng.Xây dựng các sản phẩm du lịch chung giữa các địa phương trong vùng.

Các địa phương liên kết trong quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch theo hướng thống nhất đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp đầu tư để phát triển các điểm đến, chia sẻ nguồn khách du lịch, phối hợp trong xúc tiến du lịch, hợp tác chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch.

Năm là liên kết trong cải thiện môi trường kinh doanh: Bốn địa phương cùng xây dựng thương hiệu là khu vực có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn hàng đầu cả nước, có khả năng cạnh tranh cao với khu vực và quốc tế. Các địa phương phối hợp trong xây dựng, thực thi chính sách, quy định; thường xuyên chia sẻ các kinh nghiệm tốt trong cải cách môi trường kinh doanh và đầu tư.

Tiến hành rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, xây dựng chương trình cải thiện chỉ số PCI bền vững, cung cấp hầu hết các dịch vụ công cho doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến, có chương trình chăm sóc và hỗ trợ các nhà đầu tư khi kinh doanh trên địa bàn, giám sát và thúc đẩy thực thi của các sở ngành và chính quyền cấp cơ sở thông qua bộ chỉ số DDCI và các giải pháp quan trọng khác. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, kết nối cơ sở dữ liệu, chính quyền số, doanh nghiệp số trong vùng.

Sáu là liên kết trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực: Bốn địa phương hướng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, phục vụ tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế và là động lực để thu hút đầu tư. Vùng phải là điểm đến thu hút được nguồn lao động có chất lượng, trình độ cao của cả nước và trên thế giới.

Cùng kết nối, phối hợp trong thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tiến tới chuyên môn hoá đào tạo nghề của các trung tâm đào tạo nghề trong vùng, mở rộng quy mô tuyển sinh và định hướng cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo cho cả bốn địa phương trong vùng. Phối hợp triển khai chương trình hỗ trợ tạo việc làm, cung ứng và dịch chuyển lao động giữa các địa phương. Nâng cao hiệu quả dịch vụ giới thiệu việc làm.Gắn kết hoạt động đào tạo nghề và thị trường sử dụng lao động nhất là các khu công nghiệp. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, bền vững, tiến bộ.

Bảy là liên kết trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Bốn địa phương hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường để duy trì sự phát triển bền vững. Thống nhất nguyên tắc là các hoạt động kinh tế không làm tổn hại đến môi trường của địa phương trong vùng. Tiến tới xu hướng đầu tư xanh, tăng trưởng xanh, môi trường kinh doanh xanh trong thời gian tới.

Các địa phương thường xuyên chia sẻ các thông tin về dự án đầu tư lớn hoặc liền kề với các địa phương liên quan trong vùng. Nâng cao năng lực thực thi tốt pháp luật về môi trường. Sàng lọc và quản lý tốt việc tiếp nhận các dự án đầu tư mới. Chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực trong bảo vệ môi trường. Tổ chức biểu dương và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Cuối cùng là liên kết trong nông nghiệp, chế biến nông sản và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Bốn địa phương tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, ngành chế biến nông sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp và chế biến nông sản, mở rộng phạm vi vùng nguyên liệu và chuỗi sản xuất ra cấp vùng. Các địa phương tiến hành phối hợp trong các hoạt động: thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp và chế biến nông sản; đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến phát triển thị trường tiêu thụ; cung cấp, chia sẻ thông tin về thị trường nông sản, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; hỗ trợ về thông tin tuyên truyền và đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản…

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phạm Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Sau khi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống bão.
Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ cơn bão số 3 đổ bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh sách 19 trường mầm non, 2 khách sạn, 1 công ty không bảo đảm PCCC đã đưa vào hoạt động.
Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Tại Hải Dương do ảnh hưởng của rìa xa cơn bão số 3, đêm qua và sáng sớm nay toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến dưới 10mm, gió Tây Bắc cấp 5, giật cấp 6-7.
Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 3310/UBND-KTTH hoãn hàng loạt sự kiện quan trọng.
Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3

Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3 'siêu bão Yagi'

UBND thành phố Hà Nội vừa ra công điện khẩn số 11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3895-UBND/KT yêu cầu các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng phó với bão số 3.
Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Sáng 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và nhà cung ứng.
Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Từ sáng sớm ngày 6/9, đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh Nam Định khẩn trương thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với cơn bão số 3 đang đến gần.
Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu đóng hai cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước siêu bão Yagi, Hải Phòng quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9 cho đến khi siêu bão Yagi tan.
Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Sau khi sáp nhập 3 huyện phía Nam thành một huyện mới có tên Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 đơn vị hành chính cấp xã.
Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bão số 3 (bão Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, người dân không được chủ quan.
Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Dự báo từ đêm 6/9, vùng biển tỉnh Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, biển động dữ dội.
Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Các lượng lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các phương án nhằm chủ động ứng phó với báo số 3 (bão YAGI).
Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố 44 vụ án với 50 bị can; xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7,6 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã có Công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động