Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 11:14

Thông tin về thị trường Mali và quan hệ thương mại hai nước

Mali là một quốc gia đang phát triển nằm ở Tây Phi, có dân số 18 triệu người, diện tích 1.242.248km². Mali có thủ đô là Bamako, ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Pháp, đơn vị tiền tệ là đồng Franc CFA (1 USD=500 FCFA). Về tôn giáo, hơn 90% người dân theo đạo Hồi.  
Ảnh Internet

Kinh tế Mali năm 2016

GDP năm 2016 ước đạt 13,11 tỷ USD, tăng trưởng đạt 6%. GDP bình quân đầu người là 672 USD. Tỷ lệ lạm phát khoảng 1,4%. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 41%, công nghiệp 19,3% và dịch vụ 39,8%.

Nhìn chung, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, sử dụng tới 80% dân số. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Mali gồm có kê (thứ 7 thế giới), bông (đứng đầu châu Phi, thứ 12 thế giới), gạo, lạc. Mali cũng là một trong những nước đứng đầu khu vực Tây Phi về sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu như thịt bò, thịt cừu, dê, gia cầm.

Ngành công nghiệp còn kém phát triển, chỉ có ngành chế biến và sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng, xây dựng, khai thác vàng và phốt phát. Mali là nước xuất khẩu vàng đứng thứ 3 châu Phi (sau Nam Phi và Ghana) và thứ 12 thế giới.

Mali phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài và dễ bị tác động bởi những biến động về giá vàng và giá bông thế giới, hai sản phẩm xuất khẩu chính của nước này. Năm 2016, Chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi việc thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF khuyến nghị nhằm giúp kinh tế nước này tăng trưởng, đa dạng hoá và thu hút đầu tư nước ngoài.

Mali là một nước mở cửa cho ngoại thương với mức thuế quan tương đối thấp. Chính quyền không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hơn nữa, các thủ tục đăng ký thương mại cũng được đơn giản hoá và không hề có sự hạn chế nào về việc thu hồi vốn hoặc lợi nhuận đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Mali đạt 2,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính là vàng, bông và gia súc. Vàng là sản phẩm xuất khẩu số 1 của Mali chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là bông. Các đối tác xuất khẩu của Mali chủ yếu nằm ở châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…

Mali nhập khẩu các mặt hàng như dầu lửa, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, thực phẩm, dệt may… chủ yếu từ các nước Pháp, Senegal, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc…

Quan hệ thương mại Việt Nam-Mali

Việt Nam và Mali lập quan hệ ngoại giao ngày 30/10/1960. Trong cán cân thương mại song phương, Việt Nam thường nhập siêu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mali đạt 3,5 triệu USD, chủ yếu gồm sản phẩm dệt may, hóa chất, hải sản, chất dẻo... Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 7 triệu USD, tăng hơn 5 lần so với năm 2015.

Theo chiều ngược lại, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali đạt 33 triệu USD, trong đó bông chiếm 32,9 triệu USD. Tổng giá trị nhập khẩu cả năm ước đạt 66 triệu USD, tăng 12% so với năm 2015.

Hoàng Đức Nhuận

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp