Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thu ngân sách ngành Hải quan năm 2021 vượt dự toán

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nhiều khó khăn, thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa do ngành hải quan quản lý và thực hiện trong năm 2021 vẫn đạt vượt mức dự toán được giao.

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2021 của Tổng cục Hải quan, diễn ra sáng ngày 27/12/2021, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết: Năm 2021, ngành hải quan được giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 của Quốc hội là 315.000 tỷ đồng, Bộ Tài chính giao phấn đấu thu ở mức cao hơn là 335.000 tỷ đồng. Mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nhiều khó khăn, ngành hải quan đã có nhiều nỗ lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó tổng thu NSNN năm 2021 từ hoạt động xuất nhập khẩu ước vẫn đạt khoảng 370.000 tỷ đồng, tăng 17,46% so với dự toán theo Nghị quyết của Quốc hội và tăng 10,45% so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân số thu ngân sách do ngành hải quan thực hiện tăng, được đánh giá là chủ yếu do một số mặt hàng có số thu lớn giá tăng mạnh làm trị giá nhập khẩu tăng, qua đó kéo theo số tăng thu cho NSNN. Chẳng hạn, do yếu tố giá tăng nên thu từ dầu thô xuất nhập khẩu, xăng dầu nhập khẩu, khí đốt hóa lỏng nhập khẩu đã tăng khoảng 7.500 tỷ đồng; thu từ sắt thép, quặng sắt, các sản phẩm sắt thép nhập khẩu tăng khoảng 11.700 tỷ đồng; chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu tăng khoảng 3.900 tỷ đồng; quặng và khoáng sản nhập khẩu tăng thu khoảng 3.000 tỷ đồng; than nhập khẩu tăng thu khoảng 3.600 tỷ đồng; lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu tăng gấp 1,6 lần làm tăng thu từ mặt hàng này khoảng 14.300 tỷ đồng; nhiều dự án điện mặt trời, điện gió được triển khai cũng đã làm tăng thu đột biến từ linh kiện, máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ dự án khoảng 8.300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thu NSNN là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành hải quan, nên ngay từ đầu năm 2021, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, chống thất thu NSNN; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát hải quan; triển khai quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại, chống thất thu... Tăng cường thu thập thông tin, xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát; phối hợp với các cơ quan thuế nội địa và các lực lượng khác đấu tranh ngăn chặn việc gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng. Tích cực thu hồi nợ thuế, đẩy mạnh quản lý thuế, chấn chỉnh kịp thời các trường hợp khai báo hải quan chưa đầy đủ tên hàng, chưa chính xác về mã số, chưa chính xác trong việc áp dụng biểu thuế, đơn vị tính... (ví dụ như các mặt hàng vàng xuất khẩu, vải không dệt, đá xuất khẩu...) và đã thu được 62,5 tỷ đồng.

Thu ngân sách ngành Hải quan năm 2021 vượt dự toán
Ngành hải quan tổng kết công tác năm 2021

Năm 2022, Tổng cục Hải quan đã được Quốc hội giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13/11/2021 là 352.000 tỷ đồng. Dự toán năm 2022 được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP 6%-6,5%; giá dầu thô 60 USD/thùng; kim ngạch xuất khẩu có thuế tăng 8,1%, kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng 6,6%.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết: Năm 2022 sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng để thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử 24/7 đảm bảo cho người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào NSNN ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu NSNN ngay từ đầu năm 2022; tăng cường rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN; chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; áp dụng các chuẩn mực quốc tế, quy trình quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo giám sát, quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.

Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế; phân loại các nhóm nợ, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp, đưa ra biện pháp xử lý theo đúng quy định; quyết liệt xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế, định kỳ công khai các doanh nghiệp nợ thuế; rà soát, kiểm tra và phát hiện những vi phạm trong lĩnh vực phân loại hàng hóa, xác định trị giá hay xuất xứ của hàng hóa, từ đó thực hiện truy thu, ấn định thuế, góp phần tăng thu NSNN.

Phối hợp các đơn vị chủ trì triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 về thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật về thuế có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Phối hợp rà soát, xây dựng các biểu thuế ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, thông thường, các danh mục quản lý chuyên ngành… để điều chỉnh kịp thời về chính sách, đảm bảo các cam kết và phù hợp với chính sách chung, thực thiện đúng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022. Xây dựng Đề án cải cách quản lý trị giá hải quan. Tiếp tục theo dõi, xử lý vướng mắc trong quá trình triển khai hệ thống miễn, giảm hoàn điện tử. Kiểm soát chặt chẽ Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô, chương trình công nghiệp hỗ trợ. Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, tăng số lượng ngân hàng phối hợp thu và nộp thuế điện tử 24/7.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính - đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, ngành hải quan đã thực hiện tốt nhiệm vụ, số thu NSNN thực hiện vượt dự toán là một nỗ lực rất lớn khi nền kinh tế còn gặp khó khăn, các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy do tác động của dịch bệnh, ngành hải quan vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi thương mại, chống buôn lậu và gian lận hương mại...

Bà Mai cho rằng, năm 2022 tình hình kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, ngành hải quan phải tiếp tục nỗ lực hơn trong việc tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan..., đồng thời vẫn phải có những giải pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ được các khoản thu phát sinh từ hoạt động xuất nhập khẩu vào NSNN để góp phần cho NSNN có thêm nguồn phục vụ chi cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế, xã hội... của đất nước.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ  cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng biểu dương và ghi nhận thành tích mà các thế hệ lãnh đạo, người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt được 25 năm qua
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng ngày 27/11, tại Hà Nội, Vuasanca tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Kết phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau công bố tin bà Nguyễn Thị Như Loan – nguyên Tổng giám đốc công ty được tại ngoại.
Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nuôi dưỡng được nguồn thu.

Tin cùng chuyên mục

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân.
LPBank ra mắt giải pháp ưu việt

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt tính năng mới “Sinh lời Lộc Phát” trên ứng dụng LPBank.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững cho tương lai cũng như cách đánh bắt các con cá trưởng thành, để lại các con cá nhỏ để chúng sinh trưởng và phát triển.
Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng, bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024 (khoảng 8-10 tỷ USD).
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần một phương án hài hòa để đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách mà vẫn bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Mới đây, Prudential ứng dụng công nghệ OCR thế hệ mới tự động hóa quy trình chi trả cho các yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm cấp thiết.
Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank, chính thức nâng mức chi trả tối đa của sản phẩm Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với mức chi trả hiện nay).
Thẻ tín dụng LPBank -

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm.

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

Tâm lý FOMO đang bao trùm thị trường tiền điện tử, tạo cú hích cho Bitcoin tiến sát mốc lịch sử 100.000 USD. Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư cần giữ sự tỉnh táo.
VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.
Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động